Sau một thời gian sử dụng, máy tính chạy hệ điều hành Windows sẽ không tránh khỏi tình trạng khởi động chậm chạm. Điều này khiến người dùng mất thời gian chờ để sử dụng thiết bị. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách tăng tốc khởi động Windows 10.

Thời điểm mà Windows 10 ra mắt, nó hứa hẹn sẽ mang đến sự đột phá trong việc rút ngắn thời gian khởi động máy tính Windows. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thời gian khởi động của Windows 10 không nhanh hơn các phiên bản tiền nhiệm là bao. Bên cạnh đó, nó cũng không tránh được tình trạng khởi động chậm đi sau một thời gian sử dụng.

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn những thủ thuật tăng tốc khởi động Windows 10.

Cách 1: Vô hiệu hóa các chương trình khởi động cùng máy tính không cần thiết

Để tăng tốc độ khởi động Windows 10, việc đầu tiên bạn nên làm đó là tắt bớt các chương trình khởi động cùng máy tính.

Bước 1: Truy cập vào Task Manager trên Windows 10 bằng cách nhấn chuột phải lên Taskbar và chọn Task Manager hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del.


Bước 2:
Trong giao diện Task Manager, chuyển sang tab Startup để kiểm tra các ứng dụng khởi động cùng hệ thống. Nếu thấy cột Status ghi là Enabled, thì ứng dụng đó đang được mặc định khởi động cùng hệ thống.

Lúc này, thông số bạn cần quan tâm nhất chính là cột Startup impact (Tác động tới quá trình khởi động). Nếu cột đó ghi giá trị là High tức là ứng dụng chiếm rất nhiều thời gian khởi động. Lúc này bạn cần xem ứng dụng đó có thực sự cần thiết hay không để quyết định vô hiệu hóa nó.


Bước 3:
Nhấp chuột phải lên ứng dụng và chọn Disable để chuyển sang trạng thái Disabled.


Cách 2: Vô hiệu hóa tường lửa

Nếu như tường lửa được kích hoạt thì nó sẽ luôn khởi động cùng hệ thống. Vì vậy, để khởi động vào Windows 10 nhanh hơn, bạn nên tắt tường lửa theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào Control Panel trên Windows 10.


Bước 2:
Click chọn mục Windows Firewall.


Bước 3:
Tiếp đến, chọn mục Turn Windows Firewall on or off.


Bước 4:
Sau đó, chuyển trạng thái Turn on của hai mục Private network settings và Public networks settings sang Turn off Windows Firewall.


Cách 3: Tắt Windows Defender

Bước 1: Truy cập vào Settings trên Windows 10 bằng cách sử dụng tổ hợp phím Windows + I. Sau đó, chọn mục Update & Security.


Bước 2:
Trong giao diện Update & Security, chọn mục Windows Defender, chuyển nút gạt từ On > Off tại mục Real-time protection.


Cách 4: Vô hiệu hóa System Restore

System Restore là chức năng khôi phục hệ thống rất hiệu quả trên máy tính. Nó đã bắt đầu có mặt trên Windows 7 và phát triển cho tới nay qua các phiên bản Windows. Tuy nhiên, nếu tính năng này ngốn này quá nhiều dữ liệu trên ổ đĩa, có thể dẫn tới tình trạng đầy dữ liệu và giảm tốc độ khởi động máy tính.

Để vô hiệu hóa tính System Restore, bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Nhấp chuột phải lên biểu tượng This PC > Properties hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + X > chọn System.


Bước 2:
Trong giao diện System, chọn mục System protection.


Bước 3:
Tiếp theo, click chọn Configure…


Bước 4:
Trong Restore Settings, các bạn chuyển sang tùy chỉnh Disable system Protection. Nhấn OK để xác nhận thay đổi.


Để xác nhận đã tắt System Restore, bạn chỉ cần xác nhận mục Protection trong Protection Settings đã chuyển sang Off.

Cách 5: Nâng cấp và thay ổ SSD


Ổ đĩa đóng vai trò quan trọng trong việc khởi động Windows 10 nhanh hay chậm. Thay vì dùng ổ HDD truyền thống, bạn nên sắm và thay thế ổ SSD có tốc độ xử lý nhanh hơn. Qua đó, ổ đĩa này sẽ giúp tăng tốc khởi động Windows 10 nhanh hơn.