Trong 2 giờ đồng hồ, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc và các nhà khoa học đã chia sẻ kết quả Chương trình KC10 và trả lời hàng loạt câu hỏi của báo chí. Thứ trưởng cho biết, khoa học cơ bản và y tế là hai lĩnh vực giúp thế giới biết đến khoa học Việt Nam.

Buổi họp báo công bố kết quả Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước lĩnh vực y dược Mã số KC.10/11-15: “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” được tổ chức tại Học viện Quân y, Hà Đông, Hà Nội chiều 11/3. Chương trình này được thành lập theo Quyết định số 2850/QĐ-BKHCN ngày 15 tháng 09 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Quang cảnh buổi họp báo công bố kết quả chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước lĩnh vực y dược. Ảnh: Lê Loan
Quang cảnh buổi họp báo công bố kết quả chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước lĩnh vực y dược. Ảnh: Lê Loan

Mục tiêu chính của chương trình là đưa những tiến bộ khoa học của thế giới vào chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam.

Một số sản phẩm, công trình khoa học đã trở thành thương hiệu và được vinh danh trong nước và quốc tế, góp phần khẳng định vị thế của các nhà khoa học Việt Nam trên trường quốc tế: Sản xuất thành công vắc xin rota phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em (đoạt giải thưởng Kovalevskaia); phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý tuyến giáp (đoạt giải thưởng Nhân tài Đất Việt); ghép thận từ người cho tim ngừng đập…

TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP:

  • Sau 5 năm triển khai các nhà khoa học thuộc Chương trình KC.10/11-15 đã nghiên cứu ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật công nghệ y học tiên tiến. Từ việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị vết thương, vết bỏng, điều trị ung thư... đến kỹ thuật can thiệp mạch; triển khai ghép tạng ở người…
  • Quang cảnh trước buổi gặp mặt báo chí ngày 11/3. Ảnh: Lê Loan
    Quang cảnh trước buổi gặp mặt báo chí ngày 11/3. Ảnh: Lê Loan
  • Nhận xét về Chương trình KC.10/11-15, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho biết: "Đây là Chương trình thành công nhất trong tất cả chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, được Bộ KH&CN và cộng đồng nhà khoa học đánh giá cao".
  • Đánh giá cao những kết quả Chương trình KC.10/11-15 đã đạt được, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường nói: “Bộ Y tế luôn đánh giá chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước KC10 đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KH&CN ngành y tế. Trong những năm gần đây, những thành tựu lớn về KH&CN ngành y tế luôn gắn liền với kết quả của các nhiệm vụ KH&CN chương trình KC10”.
  • Theo ghi nhận của phóng viên báo Khoa học và Phát triển, khoảng 13h30, các khách mời đã tề tựu đông đủ về hội trường tầng 9, Học viện Quân y. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc đã có mặt. Ngoài ra còn có GS.TS Phạm Gia Khánh - Chủ nhiệm Chương trình KC 10/11-15; PGS.TS Trịnh Văn Lẩu - Phó Chủ nhiệm Chương trình KC10/11-15; TS Nguyễn Thiện Thành - Giám đốc Văn phòng Chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước; TS Trịnh Thanh Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ các ngành kinh tế - kỹ thuật cùng Chủ nhiệm các đề tài xuất sắc trong Chương trình. Về phía Học viện Quân y có sự góp mặt của Thiếu tướng GS.TS Đỗ Quyết - Giám đốc học viện Quân y cùng đại diện Ban lãnh đạo Học viện Quân Y, Viện Bỏng Quốc gia.
  • Chương trình KC.10/11-15 có tổng số 53 nhiệm vụ, với mục tiêu Làm chủ được một số kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh, tật ở người. Ứng dụng thành công các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để sản xuất thuốc có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn các nước tiên tiến, có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa, thay thế nhập khẩu và có khả năng xuất khẩu. Có được một số kỹ thuật, công nghệ tiên tiến có khả năng ứng dụng và một số nhóm nghiên cứu trẻ có năng lực nghiên cứu mạnh trên cơ sở thực hiện và kết quả của các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ tiềm năng.
  • Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc bắt tay các khách mời của chương trình. Ảnh: Lê Loan.
    Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc (trái) bắt tay các khách mời của chương trình. Ảnh: Lê Loan.
  • Khoảng 14h, chương trình họp báo chính thức khai mạc. Đông đảo phóng viên báo chí đã tới tham dự thể hiện sự quan tâm tới Chương trình KC 10/11-15.
  • Buổi họp báo được điều hành bởi Thứ trưởng Phạm Công Tạc. Ngay sau lời phát biểu khai mạc, GS.TS Phạm Gia Khánh - Chủ nhiệm Chương trình KC 10 trình bày tóm tắt kết quả đạt được của Chương trình.
  • Theo GS.TS Phạm Gia Khánh, Chương trình tập trung nghiên cứu hai lĩnh vực: Y học và Dược học.

    Về Y học, Chương trình đạt được một số thành tựu như làm chủ một số kỹ thuật công  nghệ tiên tiến trong dự phòng chuẩn đoán và điều trị như phẫu thuật ghép tạng, phẫu thuật nội soi, can thiệp mạch, Kỹ thuật sinh học phân tử, Y  học hạt  nhân, các kỹ thuật chuyên khoa

    Về Dược học, Chương trình đã nghiên cứu ứng dụng  kỹ thuật và công nghệ tiên tiến sản xuất một số thuốc hóa dược và thuốc từ dược liệu có chất lượng cao, nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất một số vắcxin và sinh phẩm y tế.

    Kiểm tra sinh khối sâm Ngọc Linh. Ảnh do chủ nhiệm đề tài thuộc Chương trình KC 10 cung cấp.
  • GS.TS Phạm Gia Khánh - Chủ nhiệm Chương trình KC 10 trình bày tóm tắt kết quả đạt được của Chương trình. Ảnh: Lê Loan.
    GS.TS Phạm Gia Khánh - Chủ nhiệm Chương trình KC 10 trình bày tóm tắt kết quả đạt được của Chương trình. Ảnh: Lê Loan.
  • Báo cáo tại buổi họp báo, phần trình bày của GS. TS Phạm Gia Khánh khiến không ít lần hội trường trầm trồ vì Chương trình đạt được nhiều thành tựu, làm chủ các công nghệ hiện đại trong việc chăm sóc, khám chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm như ung, thư, nhồi máu cơ tim, ghép tạng...
  • Cũng từ chương trình KC 10, kỹ thuật phẫu thuật nội soi Việt Nam đã sớm theo kịp thế giới từ đầu năm 2000. Trong giai đoạn 2011-2015 hướng nghiên cứu Phẫu thuật nội soi trong chương trình đi vào các kỹ thuật khó, còn ít được thực hiện trên thế giới như Phẫu thuật nội soi trong chấn thương bụng, Phẫu thuật nội soi ngoài ổ bụng như Phẫu thuật nội soi tuyến giáp, Phẫu thuật nội soi lồng ngực, thần kinh sọ não, Phẫu thuật nội soi 1 cửa...

    Kết quả nối bật của phẫu thuật ghép tạng trong Chương trình KC 10. Ảnh: Lê Loan.
    Kết quả nối bật của phẫu thuật ghép tạng trong Chương trình KC 10. Ảnh: Lê Loan.
  • Ghi nhận về sự đầu tư của Nhà nước đối với khoa học và công nghệ nói chung, trong y học nói riêng, GS.TS Phạm Gia Khánh xúc động chia sẻ: Nhiều kỹ thuật công nghệ cao trong những năm qua nếu không có chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước thì sẽ không làm được.

    Có nhiều kỹ thuật trước đó đã không được thực hiện (như ghép thận, gan, tim, tụy…) đã không được thực hiện. Chỉ đến khi có Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước KC 10, các kỹ thuật này mới được làm chủ. Những kết quả đạt được đã chứng minh một cách hữu hiệu nhất rằng khoa học và công nghệ đã giải quyết được nhiều bệnh hiểm nghèo, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

    Audio GS.TS Phạm Gia Khánh - Chủ nhiệm Chương trình KC 10 trình bày tóm tắt kết quả đạt được của Chương trình.
  • 14h56, Thứ trưởng Phạm Công Tạc điều hành buổi họp báo. Thứ trưởng bày tỏ sự cảm ơn tới lãnh đạo các báo, cũng như các phóng viên đã quan tâm đến kết quả của Chương trình.

    Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc điều hành buổi họp báo. Ảnh: Lê Loan.
    Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc điều hành buổi họp báo. Ảnh: Lê Loan.
  • Trước khi các nhà báo đặt câu hỏi, Thứ trưởng Phạm Công Tạc chia sẻ, trong điều kiện Việt Nam trình độ chúng ta còn hạn chế, kinh tế xã hội cũng còn khó khăn nhưng thế giới vẫn biết đến khoa học của Việt Nam nhờ hai lĩnh vực đó là nhờ có khoa học cơ bản và y tế. Tên tuổi của giáo sư, bác sĩ của Việt Nam được nhiều nước trên thế giới biết đến.

    Thứ trưởng Phạm Công Tạc phát biểu. Ảnh: Lê Loan.
    Thứ trưởng Phạm Công Tạc phát biểu. Ảnh: Lê Loan.

    Điều này cũng được nêu trong báo cáo của GS.TS Phạm Gia Khánh: “Có một số lĩnh vực y dược của Việt Nam đã đạt được trình độ thế giới. Đây là điều không dễ làm được. Y dược của chúng ta, nhu cầu trong những năm tới ngày càng tăng lên. Dân số hơn 90 triệu dân của Việt Nam đang ngày một già đi. Cuộc sống còn khá nghèo khó, những thủ tục, thói quen sinh hoạt, khí hậu, thời tiết… sinh ra bệnh tật rất nhiều. Vì thế nhu cầu khám bệnh và đòi hỏi về phát triển khoa học y học sẽ rất lớn".

    Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết: "Tôi từng theo dõi sinh viên thi vào trường y, thấy điểm mừng đầu vào đều là những học sinh xuất sắc. Những người làm nghề y ở trên thế giới, các nước phát triển được tuyển chọn cực kỳ nghiêm ngặt, phải qua hàng chục năm mới bắt đầu tham gia vào việc khám chữa bệnh. So với các nước trong khu vực, thì nhìn điểm của các sinh viên thi vào trường y đều xuất sắc về mặt trí tuệ. Như thế mới có thể tham gia vào ngành ai cũng cần, đất nước nào cũng cần. Mời các nhà báo đặt câu hỏi tới các chủ nhiệm đề tài trong Chương trình KC 10 – hầu hết là các bác sĩ đang làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện… làm chủ các kỹ thuật rất cao".
  • Đặt câu hỏi đầu tiên với Ban chủ nhiệm Chương trình, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh hỏi về sự quan tâm đến tính lan tỏa của các đề tài trong Chương trình.
  • Audio GS Phạm Gia Khánh và GS Trịnh Văn Lẩu trả lời về tính lan tỏa của các công trình nghiên cứu.
  • Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Người Lao động về chính sách phát triển khoa học công nghệ ngành y dược, Thứ trưởng Phạm Công Tạc khẳng định: Sẽ tăng kinh phí cho các nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ y dược.

    Audio Thứ trưởng Phạm Công Tạc trả lời câu hỏi về chính sách phát triển khoa học công nghệ ngành y dược
  • Phóng viên Tạp chí Tia sáng đặt câu hỏi với Lãnh đạo Bộ KH&CN và Ban Chủ nhiệm đề tài: Sau thành công giai đoạn 2011-2015, định hướng khung chuyên môn cho giai đoạn 2016-2020, Bộ KH&CN có chính sách gì mới để thúc đẩy các chương trình trong giai đoạn mới thành công hơn?
  • GS Phạm Gia Khánh và Thứ trưởng Phạm Công Tạc đã trả lời câu hỏi này. Thứ trưởng cho biết lãnh đạo bộ đang thảo luận và chuẩn bị phê duyệt chương trình giai đoạn tới, tuy nhiên nhiệm vụ cần ở quy mô lớn hơn.

    Audio GS Phạm Gia Khánh và Thứ trưởng Phạm Công Tạc đã trả lời câu hỏi của Phóng viên Tạp chí Tia sáng
  • Phóng viên VOV1 - Đài tiếng nói Việt Nam hỏi về cơ chế khuyến khích nghiên cứu ứng dụng để các bệnh viện tham gia.
  • TS Nguyễn Thiện Thành - Giám đốc Văn phòng Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước - trả lời, cơ chế là như nhau. Các đề tài được đưa ra tuyển chọn công khai.

    Audio TS Nguyễn Thiện Thành trả lời về cơ chế khuyến khích nghiên cứu ứng dụng để các bệnh viện tham gia.
  • Sau hơn 2 giờ đồng hồ, nhiều câu hỏi của các nhà báo đã được các nhà quản lý, nhà khoa học giải thích thỏa đáng. Kết luận buổi họp báo Thứ trưởng Phạm Công Tạc bày tỏ sự cảm ơn tới các nhà báo và cơ quan báo chí. Hy vọng các kết  quả này sẽ nhận được sự quan tâm và công bố rộng rãi tới cộng đồng.

    Audio Thứ trưởng Phạm Công Tạc kết luận buổi họp báo.