Họ sóc có tên khoa học là Sciuridae. Đây là họ lớn trong bộ gặm nhấm. Chúng bao gồm sóc cây, sóc đất, sóc chuột, Macmot và sóc bay thật sự.

Họ sóc phân bố rộng rãi trên khắp thế giới ngoại trừ Australasia (bao gồm Australia, New Zealand, đảo New Guinea và các quần đảo cận kề trên Thái Bình Dương) và châu Nam Cực.

Các loài sóc còn sinh tồn được chia ra thành 5 phân họ, với khoảng 50 chi và gần 280 loài.

Họ sóc nói chung có thân hình mảnh dẻ với đuôi rậm rạp và mắt to.

Bộ lông của chúng thường rất mềm và mượt, mặc dù ở một vài loài có thể là dày hơn. Màu lông của các loài dạng sóc biến động khá mạnh giữa các loài và thậm chí là ngay trong phạm vi loài.

Các chân sau nói chung dài hơn các chân trước, mỗi chân có 4 hay 5 ngón. Chân trước có ngón cái, mặc dù nó kém phát triển. Các chân của động vật họ sóc cũng có gan bàn chân mềm ở mặt dưới.

Macmot châu Mỹ.

Chúng chủ yếu là động vật ăn cỏ, với thức ăn là hạt và quả, nhưng nhiều loài ăn cả côn trùng và thậm chí là các loài có xương sống nhỏ.

Bộ răng của loài sóc tuân theo kiểu răng điển hình của động vật gặm nhấm, với các răng cửa lớn có tác dụng gặm nhấm và chúng phát triển ra trong suốt cả cuộc đời. Các răng hàm có tác dụng nhai thì nằm cách các răng cửa một khoảng trống lớn.

Các loài sóc nói chung có thị lực tốt, và điều này đặc biệt quan trọng cho các loài sống trên cây. Nhiều loài cũng có hệ thống cảm quan, với các ria mép hay các lông trên các chân.

Chúng sinh sản 1 đến 2 lần trong năm, với số lượng con non sinh ra không đồng nhất sau 3-6 tuần, phụ thuộc vào từng loài.

Các con non sinh ra không có lông, không răng, mù và yếu ớt.

Đa phần ở họ sóc con mẹ sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc con non.

Sóc bay lùn Nhật Bản.

Các loài sinh sống trên mặt đất nói chung có tính cộng đồng, thường sinh sống thành bầy. Tuy nhiên, các loài sống trên cây thì phần lớn là đơn độc.

Sóc chuột phương Đông.