Những ai từng cắp sách tới trường ắt hẳn không còn xa lại với hình ảnh con sông Mã trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Những vần thơ ấy làm người ta tưởng tượng tới vẻ hùng vĩ, hoang sơ của dòng sông này.

Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km. Trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km. Ảnh: Xucxich_buh.
Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km. Trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km. Ảnh: Xucxich_buh.


Sông Mã có hai nguồn chính là từ tỉnh Điện Biên và từ Lào. Ảnh: Diem Dang Dung.
Sông Mã có hai nguồn chính là từ tỉnh Điện Biên và từ Lào. Ảnh: Diem Dang Dung.


Nguồn thứ nhất bắt đầu bằng hợp lưu các suối ở vùng biên giới Việt - Lào tại xã Mường Lói, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Xucxich_buh.
Nguồn thứ nhất bắt đầu bằng hợp lưu các suối ở vùng biên giới Việt - Lào tại xã Mường Lói, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Xucxich_buh.

. Nguồn thứ hai bắt đầu từ sườn phía Bambusao. Hai nguồn này đều đổ vào Thanh Hóa qua địa phận tỉnh Sầm Nưa. Ảnh: Diem Dang Dung.
. Nguồn thứ hai bắt đầu từ sườn phía Bambusao. Hai nguồn này đều đổ vào Thanh Hóa qua địa phận tỉnh Sầm Nưa. Ảnh: Diem Dang Dung.

Tại Thanh Hóa, sông tiếp tục giữ hướng Tây Bắc - Đông Nam chảy qua các huyện phía Bắc của tỉnh, hội lưu với sông Chu rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ theo hai nhánh sông (nhánh phía Nam vẫn gọi là sông Mã, nhánh phía Bắc gọi là sông Lèn) ở Lạch Hới (cửa Hới) nằm giữa huyện Hoằng Hóa và thị xã Sầm Sơn cùng Lạch Sung (cửa Sung) nằm giữa huyện Hậu Lộc và Nga Sơn. Ảnh: Sir.Mayday.
Tại Thanh Hóa, sông tiếp tục giữ hướng Tây Bắc - Đông Nam chảy qua các huyện phía Bắc của tỉnh, hội lưu với sông Chu rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ theo hai nhánh sông (nhánh phía Nam vẫn gọi là sông Mã, nhánh phía Bắc gọi là sông Lèn) ở Lạch Hới (cửa Hới) nằm giữa huyện Hoằng Hóa và thị xã Sầm Sơn cùng Lạch Sung (cửa Sung) nằm giữa huyện Hậu Lộc và Nga Sơn. Ảnh: Sir.Mayday.

Lưu vực của sông Mã rộng 28.400 km2, phần ở Việt Nam rộng 17.600 km2, cao trung bình 762m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sông suối toàn lưu vực 0,66 km/km2. Lưu lượng nước trung bình năm 52,6 m3/s. Ảnh: Diem Dang Dung.
Lưu vực của sông Mã rộng 28.400 km2, phần ở Việt Nam rộng 17.600 km2, cao trung bình 762m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sông suối toàn lưu vực 0,66 km/km2. Lưu lượng nước trung bình năm 52,6 m3/s. Ảnh: Diem Dang Dung.

Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba ở Việt Nam. Ảnh: Quang Nguyen Tien.
Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba ở Việt Nam. Ảnh: Quang Nguyen Tien.

Hệ thống sông Mã gồm dòng chính là sông Mã và 2 phụ lưu lớn là sông Chu và sông Bưởi. Ảnh: Diem Dang Dung.
Hệ thống sông Mã gồm dòng chính là sông Mã và 2 phụ lưu lớn là sông Chu và sông Bưởi. Ảnh: Diem Dang Dung.

Các phụ lưu lớn của sông Mã là sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày đều hợp lưu với sông Mã trên địa phận Thanh Hóa. Ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ như sông Lũng, sông Sơn Trà, sông Nậm Soi. Ảnh: Ngo Minh Truc.
Các phụ lưu lớn của sông Mã là sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày đều hợp lưu với sông Mã trên địa phận Thanh Hóa. Ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ như sông Lũng, sông Sơn Trà, sông Nậm Soi. Ảnh: Ngo Minh Truc.

Tiềm năng thủy điện lý thuyết của hệ thống sông Mã là 12 tỷ kW, tiềm năng có thể khai thác là 4.732 triệu kW và tiềm năng kinh tế là 2,43 tỷ kW. Cùng với nhiệm vụ phát điện, hệ thống này còn có nhiệm vụ thủy lợi: Cấp nước cho nông nghiệp, chống lũ hạ du. Ảnh: Son.nguyen
Tiềm năng thủy điện lý thuyết của hệ thống sông Mã là 12 tỷ kW, tiềm năng có thể khai thác là 4.732 triệu kW và tiềm năng kinh tế là 2,43 tỷ kW. Cùng với nhiệm vụ phát điện, hệ thống này còn có nhiệm vụ thủy lợi: Cấp nước cho nông nghiệp, chống lũ hạ du. Ảnh: Son.nguyen

Tên gọi của sông xuất phát từ tên tiếng dân tộc Thái và tiếng Lào là nậm Ma với nậm nghĩa là sông, nước. Đây cũng là tên chính thức của đoạn sông bên Lào. Ảnh: Thanh Sơn HP.
Tên gọi của sông xuất phát từ tên tiếng dân tộc Thái và tiếng Lào là nậm Ma với nậm nghĩa là sông, nước. Đây cũng là tên chính thức của đoạn sông bên Lào. Ảnh: Thanh Sơn HP.

Theo quan niệm của người Kinh, sông có tên gọi “Mã” vì dòng nước chảy xiết như ngựa phi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về từ nguyên học thì Mã là âm một chữ Hán để ghi tên thật: “sông Mạ”, trong đó “mạ” là từ tiếng Việt cổ còn lưu lại trong phương ngữ miền Trung có nghĩa là “mẹ”. Và tên gốc con sông có nghĩa là “sông lớn”. Ảnh: Che Trung Hieu.
Theo quan niệm của người Kinh, sông có tên gọi “Mã” vì dòng nước chảy xiết như ngựa phi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về từ nguyên học thì Mã là âm một chữ Hán để ghi tên thật: “sông Mạ”, trong đó “mạ” là từ tiếng Việt cổ còn lưu lại trong phương ngữ miền Trung có nghĩa là “mẹ”. Và tên gốc con sông có nghĩa là “sông lớn”. Ảnh: Che Trung Hieu.