Văn Yên là một huyện vùng núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái, được thành lập từ tháng 3 năm 1965. Đây là khu vực có địa hình tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc thuộc thung lũng sông Hồng kẹp giữa dãy núi cao là Con Voi và Púng Luông.
Nguồn gốc quế Văn Yên
Văn Yên là một huyện vùng núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái, được thành lập từ tháng 3 năm 1965. Đây là khu vực có địa hình tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc thuộc thung lũng sông Hồng kẹp giữa dãy núi cao là Con Voi và Púng Luông; Hệ thống sông ngòi dày đặc với các kiểu địa hình khác nhau: vùng núi cao hiểm trở, vùng đồi bát úp lượn sang nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong huyện rất lớn, có đỉnh cao nhất 1.952 m, nơi thấp nhất là 20 m so với mặt nước biển.
Huyện Văn Yên có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống: Bao gồm, Dân tộc Kinh, Tày, Mường, Nùng chiếm 71,53% dân số, dân tộc Dao chiếm 22,91% dân số, họ sống thành cộng đồng làng bản ở vùng thấp, có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, cây lương thực, cây công nghiệp, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, trồng cây nguyên liệu và sản xuất thủ công nghiệp. Dân tộc Dao, H'mông và các dân tộc ít người khác chiếm tỷ lệ 3,87% dân số.
Đến Văn Yên đi đâu cũng gặp quế – một loài cây đã gắn bó với đời sống thường ngày của người dân. Không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế cho mỗi gia đình mà cây quế không thể thiếu trong đời sống văn hoá của cộng đồng người dân tộc Dao Văn Yên.
Xuất xứ quế Văn Yên được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Văn Yên là sản phẩm quế vỏ của loài Cinnamomum Cassia Blume:
- Được trồng và chăm sóc tại khu vực địa lý bao gồm các xã: Châu Quế Hạ; Xuân Tầm; Phong Dụ Hạ; Phong Dụ Thượng; Tân Hợp; Đại Sơn; Mỏ Vàng; Viễn Sơn thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Tài liệu bổ trợ số 2: Bản đồ khu vực địa lý tương ứng chỉ dẫn địa lý Văn Yên);
- Được sơ chế và đóng gói tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Phương Thảo - Hương Trang (Cục Sở hữu trí tuệ)