Hà Tĩnh là tỉnh có tiềm năng phát triển cây ăn quả, đặc biệt là cây cam, bưởi. Tuy nhiên, do đặc tính thời tiết của địa phương, nên quả cam, bưởi chỉ sản xuất được 01 mùa/ năm, thời vụ lại ngắn, vì thế hiệu quả kinh tế chưa cao.

Trước thực trạng đó, việc sử dụng màng bọc bảo quản cho quả cam, bưởi sau thu hoạch nhằm kéo giãn thời vụ xuất bán là cần thiết.


Trước thực trạng trên, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã đề xuất triển khai đề tài "Nghiên cứu ứng dụng màng sinh học saponin kết hợp với chitosan và axetic trong bảo quản cam, bưởi tại Hà Tĩnh", do PGS.TS. Nguyễn Văn Lợi làm chủ nhiệm, nghiên cứu trong thời gian 24 tháng.

Mục tiêu của đề tài: Xác định các thông số công nghệ và xây dựng quy trình công nghệ bảo quản quả cam, bưởi tại tỉnh Hà Tĩnh bằng màng sinh học saponin kết hợp với chitosan và axetic nhằm kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch và giữ được đặc tính đặc trưng của quả, với thời gian từ 50 - 60 ngày ở điều kiện nhiệt độ bình thường, giảm chi phí từ 35-40% so với bảo quản lạnh; xây dựng mô hình bảo quản quả cam, bưởi tại Hợp tác xã Bưởi Phúc Trạch và dịch vụ tổng hợp Phát Lộc, xã Phúc Trạch, Hương Khê, với quy mô 500kg cam và 500kg bưởi/mẽ bảo quản.

Đề tài đã được Hội đồng KHCN chuyên ngành cấp tỉnh tổ chức họp xét duyệt vào ngày 12/3/2018 và đánh giá đây là đề tài rất cần thiết với thực tế hiện nay đối với sản phẩm sản phẩm cam, bưởi quả sau thu hoạch tại địa phương.