Hội thảo “Xây dựng mạng lưới các phòng thí nghiệm quan trắc và phân tích POP/PTS” được tổ chức tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội vào ngày 29/3.

GS. TS Phạm Hùng Việt (trái) – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và Phát triển bền vững (CETASD, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) trong phòng thí nghiệm. Ảnh: PV
GS. TS Phạm Hùng Việt (trái) – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và Phát triển bền vững (CETASD, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) trong phòng thí nghiệm. Ảnh: PV

Trong buổi hội thảo, GS. Phạm Hùng Việt, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu công nghệ môi trường và phát triển bền vững (CETASD) cho biết đã phát hiện nhiều hợp chất hợp chất hữu cơ khó phân hủy/hợp chất độc hại khó phân hủy (POP/PTS) mới ở Việt Nam như phathalates, siloxanes, bisphenols, PFCs,…

Các hợp chất trên đều phổ biến trong không khí, dễ bị các hạt bụi và chuyển hóa cơ thể người. Trong đó, trẻ sơ sinh dễ bị hấp thụ các chất này qua đường hít thở nhất.

Trước thực trạng trên, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và CETASD triển khai các lớp tập huấn và xây dựng mạng lưới các PTN phân tích và quan trắc POP/PTS cho các PTN thuộc Sở và Bộ Tài nguyên & Môi trường.

Nhận thấy lợi ích từ các hoạt động trên, đại diện của một số phòng thí nghiệm khác, nằm ngoài Sở và Bộ Tài nguyên & Môi trường, mong muốn được tham gia để trao đổi, cập nhật thêm thông tin về kỹ năng quan trắc các hợp chất POP/PTS mới.