Thời gian gần đây, phong trào sử dụng cây mật gấu làm thuốc ngày càng phổ biến nhưng ít ai biết được công dụng, tác hại của nó như thế nào? Và cách phân biệt cây mật gấu với cây lá đắng ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

Cây lá đắng khác với cây mật gấu - hoàng liên ô rô dù cả hai đều có tác dụng chữa bệnh nhất định. Trong khi hoàng liên ô rô hay còn được gọi là cây mật gấu có tên khoa học là Mahonia bealei đã có ở Việt Nam từ lâu thì cây lá đắng chỉ vừa xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 21 (tên khoa học là Vernonia amygdalina). Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cả hai loại cây này (đặc điểm, công dụng, cách sử dụng...) cũng như cách phân biệt chúng.

I. Cây mật gấu

Đặc điểm của cây mật gấu

Cây mật gấu hay hoàng liên ô rô, hoàng bá gai (danh pháp khoa học: Mahonia bealei) là loài thực vật có hoa thuộc họ Hoàng liên gai được mô tả lần đầu vào năm 1875.

Cây hoàng liên ô rô hay còn gọi là cây mật gấu
Cây hoàng liên ô rô hay còn gọi là cây mật gấu

Cây bụi lớn, có thể cao đến 8m. Lá kép lông chim 1 lần lẻ có thể dài đến 50cm, có từ 4-10 cặp lá chét đính ở 2 bên. Hoa tự chùm mọc ở đầu cành, màu vàng nhạt, chùm hoa có thể dài tới 30cm.

Quả chín hình cầu hoặc hình trứng có kích thước 1,5 cm, màu xanh khi chín có màu tím đậm.

>> Xem thêm: Cây mật gấu ngâm rượu: Bổ gan, trị gout

Hoàng liên ô rô phân bổ chủ yếu ở miền nam Trung Quốc (An Huy, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tô, Giang Tây, Thiểm Tây, Chiết Giang, Tứ Xuyên, Phúc Kiến) và một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam (Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu).

Thành phần hóa học của cây mật gấu

Trong thân cây mật gấu có từ 0,35 đến 2,5% becberin. (Becberin là thành phần để chế thuốc chống đi ngoài phân lỏng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa).

Công dụng của cây mật gấu:

- Mật gấu vị đắng, có tác dụng mát gan, giải độc, hạ men gan
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, viêm gan C
- Tác dụng điều trị chứng và da do bệnh gan
- Tác dụng giã rượu rất tốt
- Phòng và điều trị sỏi Mật
- Giảm đau lưng, điều trị bệnh xương khớp
- Lá cây mật gấu nam còn có tác dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bệnh thoát vị địa đệm và bệnh xương khớp rất tốt.
- Tác dụng tiêu mỡ bụng
- Điều trị viêm đại tràng, bệnh đường ruột

Độc tính và tác dụng phụ

Những thử nghiệm thực tế trên động vật cho thấy, hoàn toàn không có sự khác biệt giữa động vật được và không được uống dịch chiết từ cây mật gấu.

>> Xem thêm: Clip: Cây mật gấu - Dược liệu quý của núi rừng

Thử nghiệm này đánh giá về mô học của tim, gan, thận. Trọng lượng cơ thể, các chỉ số về máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu… Từ kết quả cho thấy rằng, độc tính của cây mật gấu chưa được ghi nhận trên thực nghiệm.

Tuy nhiên, việc sử dụng cây mật gấu trong thời gian kéo dài với liều cao cũng có thể gây ra các tác dụng ngoài ý muốn. Các tác dụng phụ thường gặp như hạ huyết áp, táo bón.

Cách sử dụng cây mật gấu

Có nhiều cách sử dụng cây mật gấu, nhưng đơn giản và hiệu quả nhất ta thường dùng hai cách sau:

- Dùng cây mật gấu sắc nước uống hằng ngày. Chúng ta chỉ cần sử dụng lá hoặc thân cây mật gấu tươi rửa sạch, cho vào ấm đun sôi với nước theo tỉ lệ 20 g/1 lít nước. Sau 15 phút, nhấc xuống để nguội và dùng như nước uống hằng ngày.

- Dùng cây mật gấu ngâm rượu. Đem thân cây mật gấu rửa sạch, chẻ nhỏ rồi phơi khô. Sau đó cho vào ngâm với rượu trong bình. Khi rượu chuyển sang màu vàng đậm thì có thể sử dụng. Tùy theo nồng độ mà người dùng có thể pha loãng hay uống trực tiếp.

II. Cây lá đắng

Cây lá đắng có tên khoa học là Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Cây này đã được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước châu Phi và châu Á trong đó hiện phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Công dụng cũng như tác hại của nó đã được nghiên cứu và chứng minh bằng thực nghiệm lâm sàng. Dưới đây là những thông tin cụ thể về loại cây này.

Thành phần hóa học của cây lá đắng

Cây lá đắng.

Cây lá đắng chứa rất nhiều thành phần với các tác dụng khác nhau. Các chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside gây ra vị đắng của lá cây. Bên cạnh đó, nó cũng có các hợp chất có tác dụng kháng ung thư như terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone…


Ngoài ra, cây lá đắng còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng như magnesium, chromium, selenium, sắt, đồng, kẽm, vitamin A, E, C, B1, B2… đem lại nhiều hiệu quả tốt cho cơ thể.

Tác dụng dược lý

Theo nhận định của các chuyên gia, cây lá đắng có tác dụng chữa các bệnh viêm mãn tính, lão hóa, các bệnh giun sán và nhiễm khuẩn.

Chất Polyphenol trong cây lá đắng có tác dụng kháng viêm, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Nhờ đó, nó giúp cơ thể ổn định đường huyết và bảo vệ tim mạch.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trong quyển Y - Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition), cây lá đắng góp phần hạ thấp tỷ lệ ung thư vú.

Độc tính và tác dụng phụ

Những thử nghiệm thực tế trên động vật cho thấy, hoàn toàn không có sự khác biệt giữa động vật được và không được uống dịch chiết từ cây lá đắng.

Thử nghiệm này đánh giá về mô học của tim, gan, thận. Trọng lượng cơ thể, các chỉ số về máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu… Từ kết quả cho thấy rằng, độc tính của cây lá đắng chưa được ghi nhận trên thực nghiệm.

Tuy nhiên, việc sử dụng cây lá đắng trong thời gian kéo dài với liều cao cũng có thể gây ra các tác dụng ngoài ý muốn. Các tác dụng phụ thường gặp như hạ huyết áp, táo bón.

Cây lá đắng dùng chữa bệnh nào?

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia y học dân gian, cây lá đắng được dùng trong điều trị một số bệnh như đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và một số bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa…

Được biết, tác dụng của cây lá đắng trong quá trình chữa trị các bệnh kể trên đã được chứng minh bằng thực nghiệm lâm sàng.

Cách sử dụng cây lá đắng

Có nhiều cách sử dụng cây lá đắng, nhưng đơn giản và hiệu quả nhất ta thường dùng hai cách sau:

- Dùng cây lá đắng sắc nước uống hằng ngày. Chúng ta chỉ cần sử dụng lá hoặc thân cây lá đắng tươi rửa sạch, cho vào ấm đun sôi với nước theo tỉ lệ 20 g/1 lít nước. Sau 15 phút, nhấc xuống để nguội và dùng như nước uống hằng ngày.

- Dùng cây lá đắng ngâm rượu. Đem thân cây rửa sạch, chẻ nhỏ rồi phơi khô. Sau đó cho vào ngâm với rượu trong bình. Khi rượu chuyển sang màu vàng đậm thì có thể sử dụng. Tùy theo nồng độ mà người dùng có thể pha loãng hay uống trực tiếp.

Lời khuyên khi sử dụng cây lá đắng

Nhiều tài liệu trên thế giới đã cho thấy công dụng và độ an toàn khi uống cây lá đắng nhưng hiện nay ở Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào về cây lá đắng.

Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng cây lá đắng một cách thận trọng. Không nên dùng cây lá đắng thay thế các thuốc điều trị đặc hiệu (thuốc hạ áp, hạ đường huyết…), mà nên dùng phối hợp.

Liều lượng khuyến cáo khi sử dụng cây lá đắng là khoảng 10 g lá tươi (3-5 lá) hoặc 5-8 g lá khô.

Nếu muốn có được thông tin thật sự cần thiết và phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh của mình, bạn nên tìm đến các chuyên gia sức khỏe để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Cách phân biệt lá cây mật gấu và cây lá đắng

Cây lá đắng khác với cây mật gấu - hoàng liên ô rô. Loài hoàng liên ô rô hay còn được gọi là cây mật gấu có tên khoa học là Mahonia bealei. Trong khi đó, cây lá đắng xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 21 có tên khoa học là Vernonia amygdalina.

Cây lá đắng (trái) hoàn toàn khác so với cây mật gấu (phải)

Cây lá đắng là có bụi cao 2–5 m, mọc nhiều ở vùng nhiệt đới châu Phi. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình trái xoan có thể dài tới 20 cm, đầu lá nhọn, đuôi là nhọn hoặc hình nêm. Khác với cây lá đắng, cây mật gấu có bụi lớn, có thể cao đến 8m. Lá kép lông chim 1 lần lẻ có thể dài đến 50cm, có từ 4-10 cặp lá chét đính ở 2 bên. Hoa tự chùm mọc ở đầu cành, chùm hoa có thể dài tới 30cm. Quả chìn hình cầu hoặc hình trứng có kích thước 1,5 cm, khi chín có màu tím đậm. Chúng mọc nhiều ở ở miền nam Trung Quốc và một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam.