Rau bồ ngót rất giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, loại rau này không hoàn toàn có lợi mà có nhiều tác dụng phụ trong một số trường hợp. Nếu sử dụng không đúng cách, rau bồ ngót có thể gây hại cho sức khỏe.
1. Những tác dụng tuyệt vời của rau bồ ngót
Lá bồ ngót là nguyên liệu của nhiều món ăn ngon miệng.
Trong lá bồ ngót có chứa nhiều protid, gluxid, tro, trong đó chủ yếu là calci, photpho và vitamin C. Đặc biệt lá rau này có nhiều acid amin cần thiết cơ thể người.
Theo Y học cổ truyền, lá rau bồ ngót có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, giải độc, lợi tiểu. Lá dùng chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, bí tiểu, tiêu độc. Rễ có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát, được sử dụng làm thuốc lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp,…Nhân dân thường dùng rau ngót chửa sót nhau và chữa tưa lưỡi.
Có thể thấy rằng, việc sử dụng lá bồ ngót làm rau xanh trong bữa ăn hằng ngày là tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý những tác dụng phụ dưới đây của rau bồ ngót.
2. Những tác dụng phụ cần lưu ý của rau bồ ngót
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng lá bồ ngót. Ảnh minh họa.
Gây sảy thai: Trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến phụ nữ rất dễ sảy thai. Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.
Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn một ít rau ngót luộc hay nấu canh. Tuy nhiên phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để tránh ngộ độc thực phẩm. Khi nấu phải đun sôi, nấu kỹ để đảm bảo an toàn.
Cản trở hấp thu chất dinh dưỡng: Glucocorticoid là chất sinh ra trong quá trình trao đổi chất của là rau ngót. Chất này có thể làm cản trở quá trình hấp thu calci và phospho trong bữa ăn.
Sinh Huy (Tổng hợp)