Đến tòa soạn Khoa học và Phát triển trước giờ hẹn giao lưu trực tuyến, các nhà khoa học có công trình được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN chia sẻ cởi mở về sản phẩm, công việc nghiên cứu của mình, và giải đáp nhiều thắc mắc của độc giả.

Phó Tổng Biên tập báo Khoa học và Phát triển tặng hoa các khách mời gồm GS-TS Nguyễn Gia Bình, PGS-TS Mai An, GS-TS Mai Trọng Khoa (từ trái sang phải)

Để tôn vinh các nhà khoa học, hiểu rõ hơn giá trị của các công trình đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đối với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, Báo Khoa học và Phát triển tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về KH&CN - nhiều thành tựu đi vào cuộc sống”. Khách mời là các tác giả được xét tặng giải thưởng, gồm:

1. GS-TS Mai Trọng Khoa - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chủ trì cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác”, giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2016.

2. GS-TS Nguyễn Gia Bình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, chủ trì cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng và ứng phó một số dịch bệnh nguy hiểm”, giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2016.

3. PGS-TS Mai An - đồng tác giả cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm đảm bảo an toàn truyền máu, phục vụ cho cấp cứu và đảm bảo đủ máu dự trữ cho điều trị”, giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2016.

Cách khách mời tại buổi Giao lưu trực tuyến hôm nay gồm GS-TS Nguyễn Gia Bình, TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm, PGS-TS Bùi Thị Mai An, TS Hoàng Đức Thảo, GS-TS Mai Trọng Khoa (từ trái sang phải)

4. TS Hoàng Đức Thảo - Tổng Giám đốc Công ty TNHH thoát nước và phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco), tác giả công trình “Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu”, giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2016.

5. TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm - chủ trì cụm công trình “Nghiên cứu về cây trinh nữ hoàng cung Việt Nam trong việc hỗ trợ chữa ung bướu”, giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2010.

Trước khi được đề nghị xét tặng giải thưởng, các công trình trên đều đã đi vào đời sống và có ảnh hưởng sâu đậm, tạo ra bước ngoặt trong việc phát triển ngành, lĩnh vực mà nó phục vụ, thậm chí làm thay đổi cuộc sống của nhiều người dân - điều mà nền khoa học Việt Nam đang nỗ lực hướng tới. Ý nghĩa thực tiễn và hiệu ứng xã hội mà chúng thể hiện chính là tiêu chí quan trọng trong quá trình xét tặng giải thưởng, với mục tiêu tôn vinh những công trình xứng đáng là diện mạo KH&CN quốc gia.

Buổi giao lưu trực tuyến diễn ra từ 9-11h ngày 27/10 tại tòa soạn Báo Khoa học và Phát triển - 70 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

DIỄN BIẾN BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN:

  • Vừa qua, Hội đồng cấp nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đợt V đã lựa chọn được 16 công trình được đánh giá xứng đáng là diện mạo KH&CN quốc gia. Đây là các công trình đều đã thể hiện ý nghĩa thực tiễn và hiệu ứng xã hội rộng lớn của mình trong giai đoạn vừa qua.
  • Một trong những công trình nổi bật trong số đó là cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác” do GS-TS Mai Trọng Khoa - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - làm chủ nhiệm đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. Kết quả của cụm công trình này giúp chẩn đoán sớm, chính xác, phát hiện tái phát, di căn, đánh giá chính xác giai đoạn bệnh và hiệu quả điều trị cho nhiều loại ung thư. Nhờ đó, hàng chục nghìn bệnh nhân ung thư đã có được phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả và an toàn, được thụ hưởng công nghệ chẩn đoán, điều trị hiện đại với chi phí phù hợp ngay tại Việt Nam.
  • Ông Đỗ Lê Thăng - Phó Tổng biên tập báo Khoa học và Phát triển tặng hoa cho GS-TS Mai Trọng Khoa trước khi buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu.
  • Trong đợt xét tặng này, Bệnh viện Bạch Mai có thêm một cụm công trình đoạt giải nữa là cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng và ứng phó một số dịch bệnh nguy hiểm” do GS-TS Nguyễn Gia Bình làm chủ nhiệm. Công trình này đã tạo ra bước đột phá trong việc tăng tỷ lệ được cứu sống cho các bệnh nhân nặng, chẳng hạn giảm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân suy gan cấp nặng từ 90% xuống còn 50%.
  • Ông Đỗ Lê Thăng thay mặt báo Khoa học và Phát triển tặng hoa cho GS-TS Nguyễn Gia Bình.
    Ông Đỗ Lê Thăng thay mặt báo Khoa học và Phát triển tặng hoa cho GS-TS Nguyễn Gia Bình.
  • Cụm công trình “Nghiên cứu và ứng dụng KH&CN nhằm đảm bảo an toàn truyền máu, phục vụ cho cấp cứu, điều trị người bệnh và có đủ máu dự trữ cho an ninh, quốc phòng, dự phòng thảm họa" của các nhà khoa học Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng trong điều trị, giải quyết vấn đề thiếu máu từng là vấn nạn của ngành y, kể cả ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo; giảm nguy cơ các bệnh lây lan qua truyền máu…
  • Trong đợt xét tặng này còn công trình "Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu" của TS Hoàng Đức Thảo, Tổng giám đốc công ty Busadco, được đánh giá là đã thay đổi phương thức sản xuất truyền thống, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động, được ứng dụng hiệu quả cao trong Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình về ứng phó biến với biến đổi khí hậu; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...
  • TS Hoàng Đức Thảo - Tổng Giám đốc Công ty TNHH thoát nước và phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco), tác giả công trình “Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu”, giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2016.
    TS Hoàng Đức Thảo - Tổng Giám đốc Công ty TNHH thoát nước và phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco), tác giả công trình “Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu”, giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2016.
  • Ngoài ra, trong buổi giao lưu trực tuyến này của Báo Khoa học và Phát triển còn có sự góp mặt của TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm - Giải thưởng Nhà nước 2010, chủ nhiệm cụm công trình “Nghiên cứu về cây trinh nữ hoàng cung Việt Nam trong việc hỗ trợ chữa ung bướu”, giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2010.
  • TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm - chủ trì cụm công trình “Nghiên cứu về cây trinh nữ hoàng cung Việt Nam trong việc hỗ trợ chữa ung bướu”, giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2010.
    TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm.
  • 8h15, các khách mời đều đã có mặt tại tòa soạn Báo Khoa học và Phát triển để tham gia buổi giao lưu trực tuyến. Buổi giao lưu trực tuyến sẽ diễn ra từ 9-11h. Mời độc giả đặt câu hỏi tại phần Viết bình luận phía dưới bài viết này.
  • Phó Tổng Biên tập báo Khoa học và Phát triển tặng hoa các khách mời gồm GS-TS Nguyễn Gia Bình, PGS-TS Mai An, GS-TS Mai Trọng Khoa (từ trái sang phải)
    Phó Tổng Biên tập báo Khoa học và Phát triển tặng hoa các khách mời gồm GS-TS Nguyễn Gia Bình, PGS-TS Mai An, GS-TS Mai Trọng Khoa (từ trái sang phải)
  • 9h00, Phó Tổng biên tập Báo Khoa học và Phát triển Đỗ Lê Thăng phát biểu chào mừng các vị khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến. Ông Thăng cho biết, do ở xa, không có điều kiện ra Hà Nội nên TS Hoàng Đức Thảo sẽ trả lời trực tuyến các câu hỏi của độc giả từ Vũng Tàu và TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm sẽ trả lời trực tuyến từ TPHCM.
  • Buổi Giao lưu trực tuyến “Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về KH&CN - nhiều thành tựu đi vào cuộc sống” đã chính thức bắt đầu.
  • Độc giả Phạm Thanh Tùng, Nam Định: Xin chúc mừng các nhà khoa học của Bệnh viện Bạch Mai là tác giả của cụm công trình "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác" vừa được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2016. Thưa giáo sư Mai Trọng Khoa, với cương vị là chủ nhiệm của cụm công trình này, ông có thể cho biết nội dung chính cũng như giá trị, ý nghĩa của nó?
  •         GS-TS Mai Trọng Khoa: Cụm công trình "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác" gồm 5 nhóm công trình về các kỹ thuật hiện đại có sử dụng bức xạ ion hóa để chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là đối với bệnh ung thư. Cụm công trình được tiến hành trong vòng 20 năm tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. Các kỹ thuật mới được nhóm tác giả tiếp thu, nghiên cứu, làm chủ và trực tiếp đưa vào ứng dụng tại Bạch Mai cũng như các bệnh viện khác ở Việt Nam, giúp chẩn đoán sớm, chính xác, phát hiện các tái phát, di căn, đánh giá chính xác giai đoạn bệnh và hiệu quả điều trị nhiều loại ung thư và một số bệnh lý khác. Trên cơ sở đó, các bác sĩ đã đưa ra được phương án điều trị chính xác, phù hợp, hiệu quả và an toàn cho từng bệnh nhân, góp phần giải quyết các khó khăn trong chẩn đoán và điều trị ung thư tái phát, di căn, điều mà mà các phương pháp trước đó không đáp ứng được. 


            Các phương pháp trên đã làm tăng tỷ lệ phát hiện sớm, chính xác bệnh ung thư và tăng rõ rệt tỷ lệ điều trị khỏi, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trong số bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu. Số bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị thành công tại các cơ sở khác do trung tâm đào tạo và hỗ trợ còn cao hơn.

           Những thành công trên đã tạo niềm tin cho nhiều bệnh nhân ung thư Việt Nam, để họ yên tâm ở lại điều trị trong nước; đồng thời tạo được uy tín trong khu vực. Nhiều người nước ngoài mắc ung thư và một số bệnh lý khác đã điều trị thành công  tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu.
           Kết quả ứng dụng thực tiễn của cụm công trình đã được phổ biến, chuyển giao cho nhiều cơ sở y tế trong cả nước, góp phần đáng kể vào việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả ung thư ở Việt Nam, tăng tỷ lệ điều trị trong nước, giảm chi phí cho các bệnh nhân ung thư và chi phí xã hội cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh này.
  • Độc giả  Nguyễn Phi Hùng (hungnguyenphi11392@yahoo.com): Chào GS Nguyễn Gia Bình, được biết công trình “Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng và ứng phó với một số bệnh nguy hiểm" do ông chủ trì được Hội đồng cấp nhà nước đề xuất xét tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN 2016. Xin ông chia sẻ cảm xúc của mình về vinh dự này?
  • Kính thưa quý vị độc giả của Báo Khoa học và Phát triển, thưa toàn thể các bạn. Trước hết, chúng tôi - tập thể 28 tác giả - rất vui mừng và tự hào khi được Hội đồng cấp nhà nước đánh giá cao cụm công trình nghiên cứu của mình và đề xuất xét tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN lần thứ năm. Đây là kết quả lao động trong hơn 10 năm qua của các thầy thuốc Việt Nam trong lĩnh vực hồi sức - cấp cứu ở 7 bệnh viện tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, có sự phối hợp với các đồng nghiệp từ Trung tâm y tế quốc tế Nhật Bản (nay gọi là Trung tâm toàn cầu về phòng chống bệnh dịch Nhật Bản).


    Điều làm chúng tôi hạnh phúc nhất chính là hàng chục nghìn người bệnh đã được thụ hưởng các kỹ thuật này, tỷ lệ tử vong giảm mạnh so với trước, đồng nghĩa với hàng nghìn người bệnh nặng đã được cứu sống.

    Nhân dịp này, chúng tôi xin gửi lời cám ơn tới các bệnh viện tham gia chương trình nghiên cứu, Bộ Y tế, Bộ KH&CN, Trung tâm Y tế quốc tế Nhật Bản đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
  • Độc giả Kiều Thế Hạnh (Kieuhanh16990@gmail.com): Thưa PGS-TS Bùi Thị Mai An, xin bà chia sẻ về tác động thực tế đối với ngành huyết học - truyền máu Việt Nam của cụm công trình "Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đảm bảo an toàn truyền máu, phục vụ cho cấp cứu, điều trị người bệnh và có đủ máu dự trữ cho an ninh, quốc phòng, dự phòng thảm họa" vừa được đề xuất xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN 2016 mà bà là đồng tác giả?

  • PGS-TS: Bùi Thị Mai An: Đây là cụm công trình được xuất phát từ thực tiễn, đã ứng dụng những công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế giới về cả chuyên môn, kỹ thuật cũng như tổ chức hệ thống, có sáng tạo và cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn truyền máu, phục vụ cấp cứu và đảm bảo có đủ máu dự trữ cho điều trị.

    Cụm công trình được đánh giá là đã làm nên một cuộc cách mạng lớn, giúp đổi mới, hiện đại hóa rất nhiều công nghệ trong lĩnh vực truyền máu. 
  • Độc giả Phan Cường cuongphan22113@gmail.com: Xin hỏi TS Hoàng Đức Thảo, nếu nhận xét về tính hiệu quả của cụm công trình "Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu" được xét Giải thưởng Hồ Chí Minh 2016 mà ông là tác giả, ông có thể nói điều gì?
  • TS Hoàng Đức Thảo: Có thể thấy kết quả nghiên cứu của cụm công trình đã tạo ra công nghệ mới đạt trình độ tiên tiến quốc tế và khu vực trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO); Tổ chức Chất lượng châu Á - Thái Bình Dương, Hiệp hội Sáng kiến sáng chế Hàn Quốc (SIIF) và nhiều tổ chức quốc tế uy tín công nhận.

    Chúng tôi đã góp phần thực hiện một cuộc cách mạng về KH&CN trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị (tiêu biểu có giải pháp hào kỹ thuật bê tông cốt thép đúc sẵn); hạ tầng kỹ thuật nông thôn (tiêu biểu có giải pháp kênh, mương hộp bê tông cốt thép, bê tông cốt sợi thành mỏng đúc sẵn), bảo vệ môi trường nước (tiêu biểu có thiết bị nạo vét hệ thống thoát nước) và phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu - mực nước biển dâng (tiêu biểu có giải pháp công nghệ Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển).

    Thành công này đã giúp cá nhân tôi và doanh nghiệp nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.
  • Độc giả Nguyễn Thu Mai (thumaihb1994@gmail.com): Thưa TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm, là tác giả đồng thời là bên chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu về tác dụng điều trị bệnh ung bướu của cây trinh nữ hoàng cung, bà có thể chia sẻ về những thay đổi mà Giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2010 đem lại đối với việc phát triển sản phẩm và hiệu quả thương mại hóa nó từ thời điểm đó đến nay? Giải thưởng giúp ích gì cho bà trong nghiên cứu khoa học?
  • TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm: Cụm công trình đã đem lại một sản phẩm thuốc mới từ cây Trinh nữ hoàng cung Việt Nam - một giống cây mới mà tác giả phát hiện trong tự nhiên, đem về thuần hóa, nuôi trồng thành cây thuốc có hoạt tính sinh học điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung, đồng thời tìm ra công nghệ chiết xuất và bào chế cho viên thuốc. Công trình đã được chuyển giao cho công ty TNHH Thiên Dược là doanh nghiệp KH&CN của tỉnh Bình Dương sản xuất ra viên thuốc Crila, đã được thử nghiệm lâm sàng theo quy định của Bộ Y Tế. Sản phẩm được phân phối rộng rãi trên thị trường nội địa.

    Giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2010 đã đem đến niềm tin của công chúng đối với viên thuốc Crila vì hội đồng khoa học cấp nhà nước đã đánh giá cao hiệu quả của công trình đối với sức khỏe nhân dân. Vì vậy, hiệu quả thương mại được phát triển mạnh mẽ, các phương tiện truyền thông, báo chí đã đưa tin về kết quả nghiên cứu và đây là cơ sở khoa học để công chúng trong và ngoài nước tin tưởng sản phẩm thuốc Crila.

    Giải thưởng cũng là nguồn động viên để tác giả tiếp tục nghiên cứu để phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng, hiệu quả và giảm giá thành, mang lại lợi ích cho nhân dân.

  • TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm trả lời câu hỏi của độc giả qua mạng từ TPHCM.
  • Độc giả Đỗ Thị Thu Hương (huonghuongdo1992@gmail.com): Xin PGS Mai An cho biết những khó khăn trong quá trình nghiên cứu các đề tài về an toàn truyền máu?
  • PGS-TS Bùi Thị Mai An: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu cụm công trình "Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đảm bảo an toàn truyền máu, phục vụ cho cấp cứu, điều trị người bệnh và có đủ máu dự trữ cho an ninh, quốc phòng, dự phòng thảm họa", chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là cần có đủ kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị hiện đại, các hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho việc nghiên cứu, đào tạo cán bộ và chuyển giao kỹ thuật cho các đơn vị khác.

  • TS Hoàng Đức Thảo nói về cụm công trình vừa vinh dự được xét tặng giải thưởng HCM của mình.
  • Độc giả Nguyễn Hữu Bình (huubinhmia@gmail.com): Thưa GS Nguyễn Gia Bình, là người trực tiếp tiếp cận, nghiên cứu  phương pháp lọc máu hiện đại, ông có thể cho biết nhóm nghiên cứu đã có những sáng tạo gì khi ứng dụng các phương pháp này vào Việt Nam? 
  • GS Nguyễn Gia Bình: Khi bắt đầu có ý định triển khai, chúng tôi hầu như không có gì trong tay. Để có kiến thức, kinh nghiệm, tranh thủ cơ hội ra nước ngoài, chúng tôi tìm đến những nơi đã có nhiều kinh nghiệm thực hiện các kỹ thuật lọc máu hiện đại để quan sát, học hỏi. Chúng tôi xin tham gia phụ giúp đồng nghiệp nước ngoài, xin tài liệu sách vở, về nước xây dựng quy trình báo cáo và được hội đồng khoa học bệnh viện  thông qua, ủng hộ.

    Để có máy lọc máu, chúng tôi mượn một máy của đồng nghiệp tại Thái Lan, rồi xin tài trợ từ Tập đoàn Dầu khí mua một máy nữa. Không có các dịch lọc thì chúng tôi tự pha chế, duy trì thuốc chống đông thích hợp để kéo dài thời gian hoạt động của phin lọc… Các bác sĩ và điều dưỡng luôn túc trực quanh bệnh nhân trong những ca đầu tiên cho đến khi làm thành thạo.

    Việc áp dụng công nghệ này cho các bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 nặng là một ví dụ về sự tìm tòi sáng tạo của chúng tôi để đấu tranh giành lại sự sống cho các bệnh nhân nặng. Sau khi thành công, kỹ thuật này được ứng dụng trong nhiều loại bệnh như bệnh tay - chân - miệng nặng có biến chứng ở trẻ em.
  • Độc giả Trịnh Thị Huyền, 28 tuổi, Tuyên Quang (huyenttrinhthu@gmail.com): Tôi rất ấn tượng khi đọc các bài viết về hành trình xây dựng ngân hàng máu sống, trong đó mỗi người đăng ký hiến máu được ví như tủ lạnh trữ máu cho vùng xa, hải đảo. Tôi đoán rằng ngoài các thách thức về chuyên môn, để xây dựng mô hình này, bà và các cộng sự đã gặp không ít khó khăn khi thuyết phục người dân hiểu rõ và sẵn sàng hợp tác. Tôi rất muốn nghe PGS-TS Bùi Thị Mai An chia sẻ về vấn đề này.
  • PGS-TS Bùi Thị Mai An: Thực tế “ngân hàng máu sống” ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có  ý nghĩa rất quan trọng vì đây là một mô hình cung cấp máu an toàn để đảm bảo có đủ máu an toàn cung cấp cho người bệnh khi cần truyền máu cấp cứu, đồng thời cũng giúp người dân tại các vùng đó yên tâm giữ đất, bám biển để bảo vệ Tổ quốc.

    Việc xây dựng thành công được mô hình này có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn. Thuận lợi là có được sự ủng hộ, vào cuộc của địa phương, lòng nhân ái vì cộng đồng của rất nhiều người dân. Khó khăn thứ nhất là việc đi lại có nhiều cản trở. Ví dụ, việc đi ra đảo không phải lúc nào cũng thuận lợi vì phụ thuộc vào thời tiết, phương tiện.

    Thứ hai, để xây dựng được một lực lượng hiến máu dự bị tại chỗ, chúng tôi cũng phải vài lần đi lại, thậm chí có những cán bộ phải “nằm vùng” hàng tháng để tuyên truyền tới cán bộ lãnh đạo địa phương và từng người dân về ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng “ngân hàng máu sống”.

    Thứ ba, ở một số địa phương, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, có đảo không có điện, nguồn nước ngọt rất hạn chế, gây khó khăn trong việc xây dựng “ngân hàng máu sống”…

    Ngay cả khi đã xây dựng thành công lực lượng hiến máu dự bị tại địa phương, khó khăn vẫn tồn tại do người hiến máu dự bị vì lý do nào đó không có mặt khi người bệnh cần máu. Ví dụ ở huyện Điện Biên Đông, trong lần báo động thử đầu tiên, không có ai trong danh sách hiến máu dự bị đến tham gia khiến chúng tôi hết sức lo lắng.

    Trong ngày tiếp theo, khi có một trường hợp bệnh nhân người dân tộc ít người bị mất máu nặng do sẩy thai khi đi làm rẫy, thật may mắn lại mời được 2 người hiến máu trong danh sách “ngân hàng máu sống” đến để hiến máu kịp thời và cứu sống bệnh nhân. Sự việc thực tế đó cho thấy người dân ở đây đã hiểu rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng “ngân hàng máu sống”.
  • Độc giả Chu Hải Đăng, Hà Nội: Thưa giáo sư, tôi được nghe về kỹ thuật Pet/CT và dao gamma quay dùng trong chẩn đoán và điều trị ung thư thường chi phí rất đắt và chỉ người giàu mới có thể dùng được. Xin hỏi với những người dân bình thường không may bị bệnh phải sử dụng đến kỹ thuật này thì ông có tư vấn gì cho họ? Nếu kỹ thuật này làm được trong nước thì rẻ hơn so với nước ngoài là bao nhiêu tiền? Từ khi đăng ký cho đến khi được thực hiện thì có phải chờ đợi lâu không, thưa ông?


    GS.TS Mai Trọng Khoa trả lời câu hỏi của độc giả Chu Hải Đăng
  • Độc giả Hà Văn Mạnh (hamanhst2015@gmail.com): Thưa GS Nguyễn Gia Bình, ông có thể cho biết những kết quả chính của cụm công trình về kỹ thuật lọc máu hiện đại cũng như những ứng dụng trong thực tế hiện nay?
  • GS Nguyễn Gia Bình: Cụm công trình nghiên cứu của chúng tôi gồm 5 công trình, đó là:

     1. Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức bệnh nhân nặng (nói nôm na là dùng các kỹ thuật lọc máu mới để loại bỏ bớt các chất độc do một số bệnh gây ra - như nhiễm trùng hoặc nhiễm độc) kết hợp áp dụng các biện pháp hồi sức khác và chữa trị nguyên nhân. Kết quả là làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong từ 60-65% xuống còn 45% ở các trường hợp nhiễm khuẩn nặng có sốc, từ 40-50% xuống còn 10-12% (tương đương các nước phát triển) ở các trườn hợp viêm tụy cấp nặng, từ 70-80% xuống còn 50-55% ở các trường hợp suy đa tạng. Các kỹ thuật lọc máu liên tục còn được ứng dụng trong điều trị nhiều loại bệnh lý nặng khác nữa như hội chứng tay - chân - miệng có biến chứng nặng ở trẻ em.


    2. Các nghiên cứu về lọc và thay huyết tương trong điều trị một số bệnh tự miễn gây liệt cơ (như hội chứng Guillain-bare, bệnh nhược cơ nặng...). Trước khi có kỹ thuật này, người bệnh phải thở bằng máy dài ngày với nhiều biến chứng như xẹp phổi, teo cơ, nhiễm trùng… và tỷ lệ tử vong khá cao. Với việc áp dụng lọc máu, thay huyết tương để loại bỏ các kháng thể gây bệnh, người bệnh nhanh chóng hồi phục, bỏ thở máy, trở lại cuộc sống thường ngày.

    3. Kỹ thuật hấp phụ phân tử tái tuần hoàn (còn gọi là gan nhân tạo): Bệnh nhân suy gan cấp nặng nếu chỉ dùng thuốc như trước đây thì tỷ lệ tử vong lên đến 90-100%. Thế giới chủ trương ghép gan sớm (phải người cho và chi phí tốn kém). Các bác sĩ Việt Nam đã có thể phẫu thuật ghép gan thành thạo nhưng số người được ghép còn rất hạn chế do thiếu người cho. Vì vậy, kỹ thuật lọc máu hấp phụ phân tử có thể giúp đào thải các chất độc. Kết hợp với điều trị nguyên nhân, kỹ thuật này giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống còn 50%.

    4. Kỹ thuật lọc máu hấp phụ chất độc với cột than hoạt: Loại chất độc ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt là nguyên tắc điều trị ngộ độc cấp. Nhưng vì nhiều lý do như phát hiện muộn, vận chuyển,  xử trí ban đầu kịp thời..., trong nhiều trường hợp, chất độc đã ngấm vào cơ thể. Phương pháp lọc máu hấp phụ chất độc với cột than hoạt có tác dụng nhanh chóng giảm tình trạng ngộ độc nặng chất diệt cỏ (paraquat) từ mức 80% trước đây xuống còn 50-60%. Đây là kỹ thuật dễ thực hiện, có thể chuyển giao và thực hiện ngay ở tuyến huyện.

    5. Kỹ thuật lọc máu hấp phụ cytokine có hại ở bệnh nhân nhiễm cúm A H5N1: Độc lực của virus cúm A/H5N1 rất mạnh, có thể gây tổn thương phổi nặng nề, làm mất khả năng trao đổi oxy. Người bệnh sẽ tử vong do thiếu ôxy nặng kéo dài, suy đa cơ quan. Trong những năm 2002-2003, tỷ lệ tử vong vì nguyên nhân này trên thế giới là 70-80%, chưa có biện pháp đặc trị. Nhóm nghiên cứu đặt giả thiết: Liệu việc lọc máu hấp phụ các chất cytokine có hại - gây phản ứng viêm quá mạnh ở phổi và các cơ quan khác - có thể làm giảm độ nặng và tăng cơ hội sống cho người bệnh hay không? Chúng tôi đã tiến hành lọc máu cho một bệnh nhân  nam nhiễm cúm A/H5N1 rất nặng và đã thành công. Sau đó, kết hợp với các nhà khoa học của Trung tâm Y tế quốc tế Nhật Bản, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và khẳng định, kỹ thuật này hiệu quả nếu được áp dụng sớm, trong vòng 4 ngày.
  • Độc giả  Lê Thị Hương (lehuong14101985@yahoo.com): Thưa TS Hoàng Đức Thảo, xin ông cho biết công trình "Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu” mà Hội đồng cấp nhà nước chọn trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN 2016 đã đạt những kết quả nào và ứng dụng trong thực tế ra sao?
  • TS Hoàng Đức Thảo: Trước hết, xin cảm ơn độc giả Báo Khoa học và Phát triển đã quan tâm tới công trình của Busadco. Thực tế cho thấy cụm công trình này đã góp phần thay đổi phương thức sản xuất truyền thống, tạo ra các sản phẩm ở quy mô công nghiệp, đạt chất lượng cao, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đã tạo ra 6 giải pháp mới, 5 công nghệ mới, giảm giá thành sản xuất. Cụ thể, cụm công trình đã đưa ra 4 giải pháp tổng thể gồm:

    1.Giải pháp xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, tiêu biểu là hệ thống ngăn mùi, hố ga bê tông cốt thép đúc sẵn, hào kỹ thuật bê tông cốt thép đúc sẵn, thiết bị nạo vét hệ thống thoát nước.

    2.Giải pháp xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật nông thôn, tiêu biểu có kênh, mương hộp bê tông cốt thép, bê tông cốt sợi thành mỏng đúc sẵn.
    3.Giải pháp bảo vệ môi trường nước, không khí, tiêu biểu có trạm xử lý phân tán nước thải, trạm xử lý nước thải nhà hàng, khách sạn, hệ thống ngăn mùi, thiết bị nạo vét hệ thống thoát nước.

    4.Giải pháp chống xói lở, bảo vệ bờ biển phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, chủ động thích ứng với mực nước biển dâng, tiêu biểu có cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển.

    Các kết quả nghiên cứu của cụm công trình này đã và đang được ứng dụng tại 42/63  tỉnh, thành trên cả nước; trong đó có 14 tỉnh, thành phố đã ban hành chủ trương áp dụng rộng rãi trên địa bàn; đồng thời đã xuất khẩu sang Lào và Malaysia.
  • Độc giả Nguyễn Thu Mai (thumaihb1994@gmail.com): Từ sau khi nhận giải đến nay đã là 6 năm, bà có cải tiến gì đối với các sản phẩm, ứng dụng được tạo ra từ kết quả của cụm công trình về cây trinh nữ hoàng cung, thưa TS Ngọc Trâm?
  • TS Ngọc Trâm: Khi tiến hành thí nghiệm ở Viện Hàn lâm khoa học Bulgaria, tôi đã thấy được khả năng tiềm ẩn của cây trinh nữ hoàng cung. Cây này chứa các hoạt chất sinh học có tác dụng điều trị u lành tính và một số chất khác có tác dụng đối với u ác tính. Do đó, tôi đã tiếp tục nghiên cứu khả năng thứ hai của các hoạt chất alcaloid và flavonoid. Tôi đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 2 bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho sáng chế “Quy trình chiết chọn lọc phân đoạn alcaloit có hoạt tính sinh học điều trị bệnh ung thư từ lá cây trinh nữ hoàng cung” và “Quy trình chiết chọn lọc phân đoạn chứa flavonoit có hoạt tính sinh học hỗ trợ điều trị bệnh ung thư từ lá cây trinh nữ hoàng cung”.

    Hai bằng độc quyền giải pháp hữu ích trên đã nhận giải nhất trong cuộc thi sáng chế TPHCM lần thứ tư. Hy vọng từ công trình nghiên cứu này, tôi sẽ tạo ra thêm các sản phẩm thuốc mới hỗ trợ, điều trị ung thư từ thảo dược Việt Nam.
  • Độc giả Quách Văn Tân: Được biết trong điều kiện thiếu thốn về cơ sở, trang thiết bị, GS.TS đã có những sáng tạo trong cách làm thông qua xã hội hóa để có thể cung ứng máy móc phục vụ cho việc ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào Việt Nam. Vậy giáo sư đã làm việc đó như thế nào, đâu là những khó khăn nhất mà ông đã phải vượt qua?


    GS.TS Nguyễn Gia Bình trả lời câu hỏi của độc giả Quách Văn Tân
  • Độc giả Chu Hải Đăng, Hà Nội (haidangchu_1883@gmail.com): Thưa GS Khoa, ông có thể chia sẻ một số thành tựu trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu từ cụm công trình đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh trong công tác chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác?
  • GS-TS Mai Trọng Khoa: Cụm công trình của chúng tôi gồm 5 nhóm công trình sử dụng  các kỹ thuật như: Chụp PET/CT, xạ trị gia tốc có sử dụng hình ảnh PET/CT để mô phỏng lập kế hoạch xạ trị 3D và điều biến liều; xạ phẫu bằng dao gamma quay; cấy hạt phóng xạ; xạ trị trong chọn lọc với hạt vi cầu phóng xạ; điều trị ung thư bằng một số thuốc phóng xạ...

        Các ứng dụng này đã góp phần quan trọng trong việc ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình ở Việt Nam một cách hiệu quả, kinh tế và an toàn. Đến nay, Trung tâm Y học hạt nhân và  Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện hơn 60.000 mẫu xét nghiệm bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (Radioimmunoassay: RIA); hơn 60.000 bệnh nhân ung thư các loại được chẩn đoán bằng kỹ thuật PET/CT, SPECT; hơn 3.400 bệnh nhân u não và một số bệnh lý sọ não được điều trị bằng dao gamma quay (Rotating gamma knife: RGK), 6.200 bệnh nhân ung thư được điều trị bằng máy xạ trị gia tốc tuyến tính với kỹ thuật xạ trị điều biến liều (Intensity Modulated Radiatio Therapy: IMRT) và kỹ thuật 3D kết hợp hình ảnh PET/CT hoặc CT mô phỏng; hơn 2100 bệnh nhân ung thư tuyến giáp và 1500 bệnh nhân bướu tuyến giáp lan toả nhiễm độc được điều trị bằng I-131.…
  • Độc giả Trương Đức Hiền (duchien15788@gmail.com): Công trình đoạt giải của các nhà khoa học Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương được đánh giá là có nhiều sáng tạo đặc biệt, đã ứng dụng thành công các công nghệ tiên tiến, hiện đại về kỹ thuật và tổ chức trên thế giới. Xin PGS Mai An chia sẻ cụ thể hơn về điều này.
  • PGS-TS Mai An: Thành tựu của cụm công trình này tập trung vào việc hoàn thành xuất sắc 1 dự án thử nghiệm cấp nhà nước và 3 nhiệm vụ khoa học cấp bộ.

    Thứ nhất, với 1 nhiệm vụ KH&CN cấp bộ và 1 dự án thử nghiệm cấp nhà nước, chúng tôi đã xây dựng và sản xuất được các sản phẩm trong nước (bộ hồng cầu mẫu, panel hồng cầu) riêng có, đặc thù cho người Việt Nam và có chất lượng quốc tế. Các sản phẩm này được sản xuất với quy mô công nghiệp bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để phục vụ cho Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cũng như hơn 100 bệnh viện khác triển khai các xét nghiệm đảm bảo an toàn truyền máu, giúp người bệnh giảm số lần vào viện, số lần truyền máu, số lần thải sắt, giảm các tai biến truyền máu, mang lại hiệu quả cả về kinh tế và xã hội cho người bệnh.


    Việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu xây dựng nguồn người hiến máu dự bị ổn định, bền vững cho vùng sâu, biên giới, hải đảo” có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đã xây dựng được mô hình cung cấp máu an toàn cho vùng sâu, cùng xa, biên giới và hải đảo. Đây cũng là mô hình cung cấp máu riêng có và rất đặc thù của Việt Nam. Việc đảm bảo cung cấp máu an toàn cho quân và dân tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn có một ý nghĩa rất quan trọng là giúp họ yên tâm bám đất, bám biển để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

    Nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Ứng dụng kỹ thuật NAT để phát hiện sớm sự có mặt của hệ gene virus HIV, HCV của người cho máu” cũng có giá trị thực tiễn cao, đã góp phần rất quan trọng trong việc phòng lây nhiễm HIV, HBV, HCV qua đường truyền máu.
  • Độc giả Nguyễn Ngọc Ngân (ngocngandethuong2013@gmail.com): Cháu được biết, viên nang Crila - sản phẩm được phát triển từ kết quả của cụm công trình được trao Giải thưởng Nhà nước - đã sang thị trường Mỹ. TS Trâm có thể chia sẻ cho cháu và bạn đọc về những thử thách phải vượt qua để có thành công này, và làm thế nào để sản phẩm thành công hơn ở thị trường quốc tế trong tương lai? Cháu cảm ơn!
  • TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm: Để có thể xuất khẩu sản phẩm sang các nước, chúng tôi phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời phải giảm số viên Crila sử dụng mỗi ngày từ 8 viên đối với bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt và 10 viên đối với bệnh u xơ tử cung xuống còn một nửa.  Điều này đòi hỏi chúng tôi phải hoàn thiện và đổi mới công nghệ chiết xuất để có hàm lượng hoạt chất sinh học alcaloid cao gấp đôi.

    Chúng tôi đã được Bộ KH&CN cho phép thực hiện dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất viên nang cứng Crila® forte đáp ứng nhu cầu xuất khẩu” thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước KC.06/11-15. Kết quả, dự án đã tạo ra viên nang Crila forte đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, giảm số viên sử dụng trong ngày và lượng tá dược đưa vào cơ thể, thuận lợi hơn cho người tiêu dùng. Chún tôi đã tiêu chuẩn hóa được sản phẩm, trong đó kiểm nghiệm bằng phương pháp HPLC với hai chất chuẩn tinh khiết crinamindin và 6-hydroxypowellin đạt tiêu chuẩn quốc tế.

    Sản phẩm Crila forte ngang tầm với các sản phẩm tân dược của các nước tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ về chỉ tiêu chất lượng của một viên nang cứng, có dạng bào chế hiện đại, dễ uống, dễ hấp thu. Số viên sử dụng 4-5 viên/ngày là mức trung bình của các sản phẩm thuốc tân dược trên thế giới. Đây là một cố gắng lớn trong cải tiến quy trình công nghệ chiết xuất, bào chế, kiểm nghiệm để có thể xuất khẩu một sản phẩm sang thị trường khó tính như Mỹ và được thị trường đó chấp nhận.
  • Độc giả Hà Ngọc Huy (huyha917@gmail.com: Công nghệ lọc máu hiện đại đã được chuyển giao và ứng dụng như thế nào, thưa giáo sư Nguyễn Gia Bình?
  • GS-TS Nguyễn Gia Bình: Hiện nay, ngoài những đơn vị tham gia nghiên cứu, các quy trình kỹ thuật lọc máu hiện đại đã được Bộ Y tế thông qua và áp dụng trong toàn quốc. Gần 30 bệnh viện trong cả nước đã được chuyển giao và thực hiện thường quy các kỹ thuật này.
  • Độc giả Nguyễn Văn Kiên, Thanh Hóa (kien_nguyen199255@gmail.com): Ông đánh giá như thế nào về những kỹ thuật hiện đại mà ông và đồng nghiệp đã ứng dụng thành công vào thực tiễn Việt Nam trong chẩn đoán và điều trị ung thư, nếu so sánh với các nước trong khu vực và thế giới, thưa GS Mai Trọng Khoa?
  • GS Mai Trọng Khoa: Các kỹ thuật hiện đại mà chúng tôi đã sử dụng và thích ứng trong điều kiện Việt Nam vốn đã được các nước phát triển  và một số nước trong khu vực sử dụng để chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác. Nghĩa là trình độ của chúng ta hoàn toàn ngang bằng với các nước trong khu vực.


    Tuy nhiên, một số kỹ thuật mà cụm công trình đã sử dụng - như sử dụng hình ảnh PET/CT để mô phỏng lập kết hoạch xạ trị điều biến liều - thì chỉ một số ít nước trên thế giới ứng dụng thành công. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực châu Á làm chủ được công nghệ xạ phẫu bằng dao gamma quay để điều trị u não và một số bệnh lý sọ não.
  • Độc giả Trần Văn Thư (vanthuhanam85@gmail.com: Cháu muốn hỏi cô Trâm, từ thực tế bản thân của cô, theo cô, làm thế nào để các kết quả nghiên cứu khoa học đi vào thực tế cuộc sống nhiều hơn nữa?
  • TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm: Theo ý kiến của riêng tôi, để các công trình khoa học thực sự đi vào phục vụ cuộc sống của con người, phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động thì công trình đó phải bắt nguồn từ nhu cầu cấp bách cần giải quyết của cuộc sống; tác giả của công trình và cộng sự phải thực hiện thật chính xác về mặt khoa học, kỹ thuật; phải đổi mới công nghệ so với những sản phẩm đã có ở trong và ngoài nước. Điều đó sẽ giúp tạo ra những sản phẩm khoa học đích thực, phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Khoa học kỹ thuật là then chốt, là động lực phát triển kinh tế xã hội.
  • Độc giả Thúy Hòa – Thừa Thiên Huế - 50 tuổi: Thưa GS Bình, tôi ở Thừa Thiên Huế, xin hỏi nếu có người nhà không may gặp phải những bệnh hiểm nghèo cần sử dụng kỹ thuật lọc máu liên tục thì có thể đến đâu. Liệu chúng tôi có phải đến tận Bệnh viện Bạch Mai? Ngoài Hà Nội, còn những địa phương nào đã áp dụng kỹ thuật này?
  • GS-TS Nguyễn Gia Bình: Hiện nay ở Huế mới bắt đầu triển khai kỹ thuật lọc máu liên tục. Tuy nhiên, kỹ thuật này đã được ứng dụng ở Đà Nẵng từ nhiều năm nay. Nếu có nhu cầu, bạn không cần đến Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội mà có thể đến Bệnh viện Đà Nẵng để điều trị.

  • Độc giả  Nguyễn Thùy Trang (trangthuybi@yahoo.com): Ngoài những ứng dụng hiện có, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương có phát triển những ứng dụng mới từ kết quả cụm công trình đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN 2016? PGS Mai An có thể chia sẻ cụ thể về những kế hoạch này không ạ?
  • PGS-TS Mai An: Chúng tôi đã triển khai ứng dụng một số công nghệ mới như công nghệ sản xuất sinh phẩm, công nghệ tách các thành phần máu tự động, công nghệ NAT... Những công nghệ này đã góp phần tiếp cận và đẩy mạnh các phương pháp điều trị mới, tiên tiến như ghép tế bào gốc, ghép tạng, phẫu thuật tim...
  • Độc giả Trần Gia Khánh (giakhanh_tran2505@yahoo.com): Thưa GS Khoa, nhiều người đánh giá trình độ của các bác sĩ Việt Nam ở nhiều lĩnh vực không thua kém gì so với khu vực và thế giới. Vậy theo ông, tại sao hiện vẫn có nhiều người tốn tiền ra nước ngoài chữa bệnh thay vì điều trị trong nước?
  • GS-TS Mai Trọng Khoa: Hiện nay có một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân Việt Nam ra nước ngoài điều trị, trong đó có khá nhiều bệnh nhân ung thư. Nhiều lý do có thể giải thích điều này. Trong thời gian qua, nhiều kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã được ứng dụng thành công ở Việt Nam. Ở một số chuyên ngành, trình độ chuyên môn và tay nghề của nhiều bác sỹ Việt Nam không hề thua kém các đồng nghiệp nước ngoài.

    Tuy nhiên, kỹ thuật hiện đại và các chuyên gia trình độ cao mới chỉ có ở một số bệnh viện lớn. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của chúng ta chưa đồng bộ và thiếu thốn. Tinh thần, thái độ của một số cán bộ y tế chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của người bệnh. Chúng ta chưa tạo được niềm tin và sự yên tâm cho các bệnh nhân. Công tác truyền thông chúng ta làm chưa tốt so với các nước trong khu vực.
  • Độc giả Nguyễn Thị Hạnh, Thanh Hóa (hanhphuc@yahoo.com): Lâu nay tôi chỉ nghe nói đến thận nhân tạo, mới đây đọc thông tin về các công trình đoạt Giải thưởng Nhà nước về KH&CN mới lần đầu được biết đến kỹ thuật gan nhân tạo. Xin nhờ GS-TS Nguyễn Gia Bình giải thích một cách nôm na để người không có chuyên môn như tôi có thể hình dung về kỹ thuật này. Chi phí áp dụng gan nhân tạo khoảng bao nhiêu?
  • GS-TS Nguyễn Gia Bình: Gan là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, có nhiều chức năng khác nhau nên nó phức tạp hơn thận rất nhiều. Cũng tương tự, kỹ thuật gan nhân tạo để thay thế gan trong lúc cơ quan này bị tổn thương nặng, không đảm bảo chức năng cũng phức tạp hơn nhiều so với thận nhân tạo. Nói một cách đơn giản, chức năng chủ yếu của thận là đào thải các sản phẩm của quá trình chuyển hóa tan trong nước của con người. Còn gan vừa làm chức năng của một nhà máy chế biến sản phẩm vừa làm chức năng của nhà máy xử lý chất thải. Vì thế, máy lọc máu cho phương pháp thận nhân tạo đã được ra đời cách đây hơn 50 năm. Nhưng các máy để thay thế cho chức năng của gan mới được ra đời cách đây 25 năm, chi phí cao gấp hàng trăm lần so với thận nhân tạo.

    Vì vậy, trên thế giới, đối với các trường hợp suy gan cấp nặng có thể đe dọa tính mạng, người ta chủ trương phẫu thuật ghép gan (lấy của người hiến tặng, bị chết não). Còn đối với thận, người bình thường có 2 thận có thể hiến tặng 1 mà vẫn sống bình thường. Cho nên số ca được ghép gan được thực hiện ít hơn rất nhiều so với ghép thận. Ở Việt Nam, sau gần 20 năm mới chỉ ghép được vài chục ca.

    Các kỹ thuật lọc máu và cách điều trị khác cho trường hợp suy gan cấp tại Việt Nam vẫn được coi là lựa chọn hàng đầu vì số lượng được hiến quá ít.

    Hiện nay gan nhân tạo mới chỉ áp dụng cho các trường hợp suy gan cấp nặng có nguy cơ tử vong. Các trường hợp suy gan mãn khác thì không đặt ra bởi vì chi phí quá lớn và chỉ dùng cho một vài trường hợp chờ ghép gan.

    Chi phí ghép gan lần đầu khoảng hơn 1 tỷ đồng. Sau đó bệnh nhân phải dùng thuốc hàng tháng với chi phí khoảng vài chục triệu đồng. Đối với kỹ thuật gan nhân tạo, chi phí khoảng 100 triệu đồng cho một lần lọc. Sau vài ngày lại phải tiến hành lọc máu lại.
  • Độc giả Nguyễn Trọng Hiếu, Vũng Tàu (hieunguyen_nt@gmail.com): Thưa GS Khoa, ông có đánh giá như thế nào về hiệu quả của việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu về bức xạ ion hóa vào thực tế khám chữa bệnh, đặc biệt là trong lĩnh vực ung thư?
  • GS-TS Mai Trọng Khoa: Xuất phát từ thực tiễn (cả thuận lợi và khó khăn) trong công tác chẩn đoán và điều trị ở nước ta, nhiều kỹ thuật hiện đại, nhiều công nghệ mới đã được ứng dụng thành công, nhất là các kỹ thuật tiên tiến có sử dụng bức xạ ion hóa để chẩn đoán và điều trị ung thư. Hầu hết các nghiên cứu đã bám sát yêu cầu thực tế tại các bệnh viện.


    Nhiều nghiên cứu đã đáp ứng được cả hiệu quả về KH&CN và về kinh tế - xã hội. Một số công trình đã giải quyết được các khó khăn  lớn trong chẩn đoán và điều trị ung thư, đó là: Đưa về Việt Nam, triển khai thành công các trang thiết bị hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tế tốt, làm chủ hệ thống máy móc hiện đại nói trên.

    Thành công của cụm công trình giúp nhiều bệnh nhân Việt Nam có thu nhập bình thường và thấp tiếp cận được các kỹ thuật tiên tiến với chi phí thấp hơn nhiều lần so với nước ngoài, được bảo hiểm chi trả toàn bộ hoặc đồng chi trả. Bệnh nhân không cần ra nước ngoài vẫn được hưởng các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại nhất.
  • Độc giả Quách Văn Tân (quachtanbv7557@gmail.com): Thưa ông Bình, được biết các thiết bị dùng trong kỹ thuật lọc máu hiện đại rất đắt đỏ (hơn 3 tỷ đồng/giường bệnh). Các tác giả nghiên cứu đã làm cách nào để có được hơn 20 giường bệnh với trang thiết bị đủ tiêu chuẩn lọc máu, thay huyết tương... như hiện nay?
  • GS-TS Nguyễn Gia Bình: Chi phí đầu tư trang thiết bị y tế cho các giường hồi sức cực kỳ lớn. Chúng tôi đã phải dựa vào nhiều nguồn lực, một phần từ nhà nước, một phần xin hỗ trợ từ bạn bè quốc tế, một phần là nhờ việc xã hội hóa (từ các công ty, cá nhân hảo tâm), hoặc cho mượn máy rồi trừ khấu hao vào vật tư tiêu hao trong nhiều năm… Có thể nói chúng tôi đã cố gắng xoay xở mọi cách để có trang thiết bị tối thiểu hoạt động được. Việc duy trì hoạt động của hệ thống máy móc  cũng hết sức khó khăn: Bệnh viện Việt - Pháp thu tiền giường khoảng 8 triệu đồng/ngày, Bệnh viện Vinmec thu 6 triệu đồng/ngày.

    Trong khi đó, chi phí tiền giường mà bảo hiểm y tế thanh toán là  670.000 đồng/ngày, rất khó khăn cho các bệnh viện bởi rất nhiều máy móc bị hỏng sau một thời gian sử dụng vì không đủ kinh phí bảo trì, thay thế phụ tùng.

    Đó là sự bất cập và lãng phí lớn hiện nay. Chúng tôi mong muốn sớm được tính đúng, tính đủ viện phí để các thầy thuốc chỉ tập trung vào chuyên môn. Điều đó sẽ tốt cho người bệnh hơn.
  • Độc giả Tăng Nam Hải, 40 tuổi, Hải Dương (hainamtang@yahoo.co.uk): Tôi muốn hỏi bà Mai An, hiện tại không chỉ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa mà cả ở các thành phố lớn, thiếu máu cứu người vẫn là một thách thức. Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương có biện pháp gì gia tăng hiệu quả giải quyết tình trạng này trong thời gian tới?
  • PGS-TS Mai An: Tình trạng thiếu máu có nguyên nhân chính là thiếu nguồn người hiến máu. Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước tiên tiến, cũng vẫn gặp tình trạng này. Chính vì vậy, để giải quyết tình trạng thiếu máu, cần có đủ nguồn người hiến máu an toàn trong tương lai. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, để có được nguồn người hiến máu tình nguyện, bền vững trong tương lai, họ đã đưa vào chương trình học tập để giáo dục cho học sinh phổ thông về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc hiến máu cứu người.


    Để giải quyết tình trạng thiếu máu trong giai đoạn tới, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hiến máu nhân đạo sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời chú trọng hơn nữa việc chăm sóc sức khỏe cho người hiến máu, trân trọng và tôn vinh họ để họ tiếp tục hiến máu trong tương lai.
  • Độc giả Nguyễn Thúy Hằng, 30 tuổi, Hà Nội: Thưa GS-TS Mai Trọng Khoa, tôi xin được hỏi khi nào thì bệnh nhân được chỉ định sử dụng kỹ thuật PET/CT và dao gama quay?

  • GS Mai Trọng Khoa: Kỹ thuật PET/CT giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư và một số bệnh lý khác nên được ứng dụng trong chẩn đoán phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, đánh giá kết quả điều trị, tái phát, di căn, mô phỏng lập kế hoạch xạ trị….
     
    Các kỹ thuật này giúp điều trị ung thư và một số bệnh lý khác khi các phương pháp khác không hiệu quả hoặc không thực hiện được, ví dụ tái phát sau khi phẫu thuật hoặc không phẫu thuật được, hoặc đã điều trị bằng phương pháp khác nhưng thất bại. Ví dụ khối u não hoặc một số bệnh lý sọ não ở những vị trí đặc biệt và nguy hiểm có thể được điều trị bằng kỹ thuật xạ phẫu bằng dao gamma quay. Kỹ thuật xạ trị điều biến liều được mô phỏng bằng hình ảnh PET/CT giúp điều trị các khối u thực quản, vòm họng…
  • Độc giả Trần Long An, 47 tuổi, Hà Nội: Tôi muốn hỏi anh Bình, được biết lọc máu liên tục tốn kém hơn so với phương pháp lọc máu kiểu cũ, thường gọi là thận nhân tạo. Vậy đâu là lý do để bệnh nhân lựa chọn phương pháp tốn kém này?
  • GS-TS Nguyễn Gia Bình: Phương pháp thận nhân tạo chỉ áp dụng cho các trường hợp suy thận mãn tính, ổn định và một vài trường hợp suy thận cấp ở mức độ nhẹ. Còn trong các trường hợp bệnh lý nặng, cần loại bỏ nước và các chất độc có trọng lượng phân tử lớn thì kỹ thuật thận nhân tạo không đáp ứng được.


    Ví dụ, nếu muốn loại bỏ các chất cytokine (là chất gây viêm rất mạnh) có trọng lượng phân tử trên 30.000 dalton thì bắt buộc phải dùng kỹ thuật lọc máu liên tục hoặc kỹ thuật lọc máu hấp thụ, thậm chí kết hợp cả hai phương pháp này.
  • Độc giả Ngô Xuân Vinh, 47 tuổi, Hà Nội: Cách đây 14 năm, tôi có người nhà gặp nạn cần truyền máu nhưng phải rất cô gắng rất nhiều cộng thêm chút may mắn mới có máu để truyền. Xin hỏi TS An, tình hình cung ứng máu cho cấp cứu, điều trị ở Hà Nội hiện nay có còn căng thẳng như vậy không? Hà Nội có áp dụng mô hình ngân hàng máu sống như một số địa phương vùng xa, hải đảo như tôi đọc thấy trên báo không?
  • GS-TS Nguyễn Gia Bình: Cách 14 năm, thực trạng thiếu máu cho điều trị rất căng thẳng đúng như bạn nói. Tuy nhiên, hiện nay không còn tình trạng này. Năm 2016, ngay cả dịp Tết Nguyên Đán và dịp hè (đây là 2 thời điểm thường khan hiếm máu nhất trước đây) cũng không còn tình trạng thiếu máu để cung cấp cho cấp cứu và điều trị tại Hà Nội. Không những vậy, hiện nay Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương còn có đủ máu và chế phẩm cung cấp cho trên 150 bệnh viện thuộc khu vực phía Bắc, kể cả các tỉnh biên giới như Lai Châu, Lào Cai…

    Sở dĩ chúng tôi có đủ nguồn máu đảm bảo cung cấp đủ cho cấp cứu, điều trị là nhờ phong trào hiến máu nhân đạo, tinh sẵn sàng hiến máu cứu người phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân và nhờ những chiến dịch rất giàu lòng nhân ái như “Lễ hội Xuân hồng” được tổ chức ngay sau dịp Tết Nguyên Đán và “Hành trình đỏ” được tổ chức vào dịp hè.
    Hà Nội cũng có áp dụng mô hình “ngân hàng máu sống”.

    Đặc biệt, tại Viện Huyết học  và Truyền máu Trung ương, chúng tôi đã xây dựng được một câu lạc bộ nhóm máu hiếm và một “ngân hàng người hiến máu có nhóm máu hiếm” để cung cấp kịp thời những đơn vị máu hiếm cho bệnh nhân thuộc nhóm này.
  • Thưa GS Bình, tôi có nghe nói về phương pháp thận nhân tạo. Thận nhân tạo và lọc máu liên tục có phải là một không? GS có thể mô tả một cách dễ hiểu giúp tôi hình dung về cách thực hiện?
  • Đây là 2 phương pháp khác nhau cả về nguyên lý kỹ thuật cũng như thời gian. Thận nhân tạo chủ yếu là kỹ thuật thẩm tách qua màng bán thấm và loại bỏ các chất có trọng lượng phân tử thấp cùng với nước, chỉ tiến hành một thời gian ngắn - trung bình 4 giờ - ở bệnh nhân suy thận mãn tính.

    Có thể tái sử dụng quả lọc. Chi phí điều trị một lần hiện nay vào khoảng 400.000 -500.000 đồng/lần (nếu dùng lại quả lọc 6 lần).

    Ngược lại, kỹ thuật lọc máu liên tục dựa vào các nguyên lý lọc, đối lưu, hấp phụ, và thời gian kéo dài từ 12-24 giờ/ngày, giúp loại bỏ các chất có trọng lượng phân tử lớn dưới 50.000 dalton. Phương pháp này không sử dụng lại được quả lọc, chỉ sử dụng được một lần rồi bỏ. Chi phí 1 ngày từ 20-30 triệu đồng/ngày.

  • PGS.TS Bùi Thị Mai An trả lời phỏng vấn tại buổi giao lưu trực tuyến.
  • Độc giả Tăng Nam Hải, 40 tuổi, Hải Dương: Tôi muốn hỏi bà Mai An, hiện tại không chỉ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa mà cả ở các thành phố lớn, thiếu máu cứu người vẫn là một thách thức. Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương có biện pháp gì gia tăng hiệu quả giải quyết tình trạng này trong thời gian tới?
  • PGS-TS Mai An: Tình trạng thiếu máu có nguyên nhân chính là thiếu nguồn người hiến máu. Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước tiên tiến, cũng vẫn gặp tình trạng này. Chính vì vậy, để giải quyết tình trạng thiếu máu, cần có đủ nguồn người hiến máu an toàn trong tương lai. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, để có được nguồn người hiến máu tình nguyện, bền vững trong tương lai, họ đã đưa vào chương trình học tập để giáo dục cho học sinh phổ thông về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc hiến máu cứu người.

    Để giải quyết tình trạng thiếu máu trong giai đoạn tới, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hiến máu nhân đạo sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời chú trọng hơn nữa việc chăm sóc sức khỏe cho người hiến máu, trân trọng và tôn vinh họ để họ tiếp tục hiến máu trong tương lai.
  • Độc giả Trần Minh Tuấn - 45 tuổi, Bắc Giang: Thưa GS-TS Nguyễn Gia Bình, kỹ thuật lọc máu liên tục được cho là có thể cứu sống nhiều ca bệnh hiểm nghèo nhưng tôi nghe nói chi phí rất đắt. Ông có thể tiết lộ cụ thể về chi phí không? Nếu giá quá cao, những người dân bình thường làm thế nào để có thể tiếp cận công nghệ này?
  • GS-TS Nguyễn Gia Bình: Chi phí lọc máu liên tục hiện nay vào khoảng 20-30 triệu đồng/ngày tùy từng trường hợp cụ thể. Và kỹ thuật này thường áp dụng trong khoảng 2-3 tuần. Nếu bệnh nhân có tiến triển tốt thì ngừng điều trị. Do bảo hiểm y tế đã tham gia chi trả một phần cho nên số tiền gia đình phải trả không quá lớn.


  • Độc giả Phùng Gia Bảo, 29 tuổi, Hà Nội: Thưa cô An, cô có thường xuyên hiến máu và vận động những người quen biết làm việc đó không? Theo cô, thuyết phục những người lạ trong các chương trình chính thức kêu gọi hiến máu và thuyết phục những người gần gũi với mình, cái nào khó hơn?
  • PGS-TS Mai An: Xin cảm ơn bạn đã dành câu hỏi này cho tôi. Tôi thường xuyên đi hiến máu và vận động người thân, quen của mình làm việc này. Tôi nghĩ là để thuyết phục những người mình không thân quen đi hiến máu chắc chắn sẽ gặp khó khăn hơn. Chính vì vậy tôi nghĩ rằng các cơ quan truyền thông cần có hình thức tuyên truyền nhiều hơn nữa về hoạt động này cũng như ý nghĩa của nó để nhiều người hiểu, nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hiến máu cứu người và sẵn sàng tham gia hiến máu.
  • Từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp cũng như quá trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình, TS Hoàng Đức Thảo có thể chia sẻ cách nhìn nhận của ông về vai trò của Bộ KH&CN trong việc tôn vinh các nhà khoa học, khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn ở Việt Nam?

  • TS Hoàng Đức Thảo: Việc tôn vinh các cá nhân nhà khoa học, doanh nhân đóng góp vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì và phát huy tinh thần thi đua sáng tạo phát triển đất nước, góp phần hình thành văn hóa sáng tạo của người Việt nhằm tôn vinh trí tuệ Việt. Cá nhân tôi thấy vinh hạnh vì đã được hòa chung vào sự nghiệp sáng tạo vì lợi ích quốc gia của dân tộc mình. Sự tôn vinh này là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước, sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao uy tín đối với các doanh nghiệp KH&CN như Busadco.
  • Độc giả Nguyễn Viết Tâm: Thưa GS Bình, các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong công trình được xét tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2016 mà ông chủ trì đã được bảo hiểm y tế chi trả chưa ạ?
  • Hiện nay, Bảo hiểm y tế đã chi trả một phần cho các kỹ thuật lọc máu hiện đại mà chúng tôi nghiên cứu ứng dụng, con số cụ thể bao nhiêu tùy thuộc vào  từng kỹ thuật. Để biết rõ hơn, bạn có thể đến các bệnh viện thực hiện kỹ thuật này để được hướng dẫn chi tiết.
  • Độc giả Nguyễn Văn Bình, 34 tuổi, TPHCM: Tôi được biết cụm công trình vừa được xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương được đánh giá là ứng dụng những công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế giới nhưng đã sáng tạo và cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Thưa TS An, bà có thể tiết lộ những sáng tạo, cải tiến ấy cụ thể là gì không ạ?

  • PGS-TS Mai An: Xin cảm ơn bạn. Đúng là công trình này có nhiều sáng tạo và cải tiến phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, trong đó có thể kể đến sự sáng tạo trong việc xây dựng “ngân hàng máu sống” tại vùng sâu, xa, biên giới và hải đả0, Đây là một mô hình riêng có của Việt Nam. Ở Việt Nam, do điều kiện địa hình phức tạp, có nhiều đảo xa, nhiều vùng sâu đi lại rất khó khăn. Chúng tôi đã xây dựng lực lượng hiến máu dự bị tại chỗ mà mỗi thành viên của lực lượng này là một ngân hàng máu sống để có thể hiến máu kịp thời, cung cấp cho việc điều trị người bệnh.

    Một sáng tạo khác nữa là chúng tôi đã xây dựng và sản xuất được bộ hồng cầu mẫu và panel hồng cầu mang tính đặc thù của người Việt Nam, chất lượng cao tương đương  với chất lượng quốc tế. Bộ hồng cầu mẫu và panel hồng cầu này được sản xuất với một công nghệ hiện đại, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Đặc biệt, chúng tôi đã sản xuất được dung dịch nuôi dưỡng và bảo quản hồng cầu thay cho việc phải mua sản phẩm này của nước ngoài với giá đắt gấp 10 lần, tiết kiệm được rất nhiều kinh phí  cho đất nước.
    Ngoài  ra, rất nhiều công nghệ tiên tiến trong công trình đã được ứng dụng để nâng cao chất lượng an toàn truyền máu, phục vụ tốt nhất cho người bệnh như công nghệ NAT để hạn chế tối đa sự lây truyền HIV, viêm gan B, viêm gan C… qua đường truyền máu; công nghệ gạn tách các thành phần máu từ các hệ thống máy tách tế bào tự động để phục vụ cho việc triển khai một số phương pháp điều trị tiên tiến như ghép tế bào gốc, ghép tạng, mổ tim…
  • Độc giả Phạm Thị Phượng, 26 tuổi, Hà Đông: Chú Bình ơi, chú có thể giải thích cụ thể giúp cháu thay huyết tương là như thế nào không ạ? Có phải là rút máu ra khỏi cơ thể, thay huyết tương rồi truyền vào? Cháu cảm ơn chú.
  • GS-TS Nguyễn Gia Bình: Để áp dụng kỹ thuật thay huyết tương, người ta đặt một đường ống vào mạch máu, lấy máu ra khỏi cơ thể, cho chạy qua phin lọc, tách phần tế bào để đưa trở lại cơ thể vào một đường khác. Còn lại huyết tương (màu vàng) sẽ được loại bỏ một phần vì trong đó có một số chất gây bệnh. Để bù lại chỗ huyết tương thiếu hụt đó, người ta lại truyền cho bệnh nhân huyết tương bình thường của những người hiến máu.
  • Độc giả Lê Hữu Phong (phonglephong88@gmail.com): Có người nói tiêu chí về thời gian các công trình được ứng dụng trong thực tiễn của Giải thưởng Hồ Chí Minh  và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN là yếu tố giúp các công trình đoạt giải đi vào đời sống rất tốt. Tôi muốn hỏi TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm đánh giá ra sao về nhận định này?
  • TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm: Theo tôi, yếu tố thời gian công trình được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống rất quan trọng, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định. Có những công trình đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng cũng có những công trình không cần thời gian dài để đi vào đời sống.

    Tốt nhất là nhanh chóng triển khai kết quả nghiên cứu của các công trình trong thời gian tối thiểu. Không nên để kéo dài bởi khoa học kỹ thuật luôn luôn phát triển, đòi hỏi phải đổi mới, cải tiến thường xuyên. Các công trình có thời gian thực hiện quá dài sẽ bị lạc hậu vì sẽ xuất hiện nhiều cái mới tốt hơn.
  • Độc giả Lý Thị Mai, 32 tuổi, Ninh Bình: Tôi xin được hỏi GS Nguyễn Gia Bình, so với  điều trị ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, chi phí điều trị bằng các phương pháp lọc máu hiện đại trong công trình của giáo sư như gan nhân tạo, lọc máu liên tục, lọc máu hấp phụ, thay huyết tương có thấp hơn không và thấp hơn khoảng bao nhiêu phần trăm. GS có thể tiết lộ con số cụ thể không ạ? Xin cảm ơn giáo sư.
  • GS-TS Nguyễn Gia Bình: Xin cảm ơn bạn. Theo tôi được biết, các kỹ thuật mà bạn hỏi đang được áp dụng ở các nước như Thái Lan và Singapore đều có giá cao hơn Việt Nam. Họ không có giá chung cho cả nước mà có giá cụ thể ở từng bệnh viện, nhưng nhìn chung cao hơn so với Việt Nam nhiều mặc dù kỹ thuật thực hiện là tương đương.
  • Độc giả  Nguyễn Phú Phong (Phongnguyen851410@gmail.com): Thực tế các lần trao Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN - những giải thưởng đề cao tiêu chí về giá trị thực tiễn và hiệu ứng xã hội - cho thấy các công trình về y - dược luôn chiếm tỷ lệ không nhỏ. Thưa PGS Mai An, bà có nhận định gì về đóng góp của các công trình đoạt giải trong lĩnh vực y - dược đối với sự phát triển của ngành cũng như hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân những năm qua?
  • PGS-TS Mai An: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành KH&CN trên toàn thế giới, trong những năm qua, lĩnh vực y - dược cũng phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu to lớn. Hầu hết các công trình đạt giải thuộc lĩnh vực này đều có tính ứng dụng rất cao và thiết thực trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiều công nghệ, kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại đã được nghiên cứu, ứng dụng vào việc chẩn đoán sớm, điều trị hiệu quả và dự phòng bệnh tật cho người bệnh.

  • Độc giả Phạm Hoa Lan, 31 tuổi, Nam Định: Thưa GS Gia Bình, cháu muốn hỏi các phương pháp lọc máu hiện đại trong công trình của chú và các cộng sự có thể gây ra biến chứng gì không, hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố gì đó ngoài ý muốn?
  • GS-TS Nguyễn Gia Bình: Cảm ơn cháu. Đây đều là kỹ thuật xâm lấn, nghĩa là nhân viên y tế phải làm thủ thuật đặt các đường ống vào mạch máu để hút máu ra, lọc rồi lại đưa vào cơ thể. Bệnh nhân phải sử dụng các thuốc chống đông máu để tránh làm tắc dây dẫn và các màng lọc. Vì vậy, các kỹ thuật này cũng có thể gây ra một số biến chứng không mong muốn như chảy máu, nhiễm trùng, huyết khối tắc mạch, tắc quả lọc hoặc vỡ màng lọc…

    Vì vậy, trước khi tiến hành, người ta phải cân nhắc lợi ích và khả năng biến chứng có thể xảy ra, thông báo cho người bệnh và gia đình được biết để quyết định có đồng ý làm hay không.
  • Độc giả Trịnh Thị Tú, 33 tuổi, Sơn Tây, Hà Nội: Ngoài các biện pháp lọc máu, xin hỏi GS Bình, có những công nghệ, phương pháp hồi sức hiện đại nào mà Khoa Hồi sức cấp cứu của ông đang hoặc sắp ứng dụng? Ông có thể nói một chút về hiệu quả, cách thức thực hiện cũng như ưu, nhược điểm của các biện pháp này?
  • GS-TS Nguyễn Gia Bình: Xin cảm ơn bạn. Trong các công nghệ hồi sức hiện đại, hiện nay chúng tôi đã nghiên cứu và áp dụng thành công kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (còn gọi là tim phổi nhân tạo tại giường - ECMO) để cứu chữa cho những người bị suy tim nặng cấp tính (viêm cơ tim cấp hoặc sau nhồi máu cơ tim cấp nặng…) hoặc suy hô hấp nặng, bệnh phổi (không còn khả năng trao đổi oxy mặc dù đã dùng các máy thở hiện đại).

    Trong kỹ thuật này, máu được lấy ra từ cơ thể qua các ống thông lớn rồi được trộn với oxy bằng một màng trao đổi oxy đặc biệt ở ngoài cơ thể, sau đó được máy bơm ly tâm đưa trở lại cơ thể người. Cho đến nay, chúng tôi đã áp dụng được gần 100 trường hợp với tỷ lệ cứu sống khá cao: 70% trong các trường hợp viêm cơ tim cấp nặng, 50% các trường hợp suy tim nặng sau nhồi máu cơ tim, 50% trong các trường hợp suy hô hấp nặng không đáp ứng với máy thở…

    Ngoài ra, chúng tôi sẽ nghiên cứu triển khai tiếp các kỹ thuật lọc máu hấp phụ trong một số bệnh nặng khác.
  • Độc giả Mai Văn Lượng, 51 tuổi, Bắc Giang: Tôi rất cảm động khi được biết về những cố gắng của GS Bình nói riêng và tập thể y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai nói chung trong việc xoay xở đủ cách để có trang thiết bị hiện đại, đủ tiêu chuẩn ứng dụng các kỹ thuật tối tân cứu chữa bệnh nhân nặng. Anh Bình có kiến nghị gì với Nhà nước và ngành y tế để các bác sĩ bớt được những vất vả ngoài chuyên môn này, chỉ tập trung vào cứu chữa người bệnh?

  • GS-TS Nguyễn Gia Bình: Xin cảm ơn bạn. Điều mà bạn nói là mong muốn của chúng tôi. Là bác sĩ, chúng tôi chỉ muốn tập trung hết thời gian và sức lực vào công việc chuyên môn để có thể cứu sống được nhiều người bệnh hơn nữa. Tuy nhiên, với cơ chế hiện nay, chúng tôi vẫn buộc phải làm những việc ngoài chuyên môn.
  • Ông Đỗ Lê Thăng cảm ơn và tiễn chân GS-TS Mai Trọng Khoa.
  • Đại diện báo Khoa học và Phát triển tiễn chân GS-TS Mai An và GS-TS Nguyễn Gia Bình
  • Ông Đỗ Lê Thăng một lần nữa gửi lời chúc mừng đến các nhà khoa học được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng nhà nước về KH&CN và cảm ơn những chia sẻ quý báu của các vị khách mời với bạn đọc báo Khoa học và Phát triển.
  • Buổi giao lưu trực tuyến với các nhà khoa học có công trình được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước của báo Khoa học và Phát triển đến đây là kết thúc. Xin cảm ơn độc giả đã quan tâm theo dõi.