Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,5% – 5,1% trong năm 2021, thấp hơn 1,2 – 1,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Một số tổ chức quốc tế khác cũng hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam nhưng ở mức khả quan hơn.

Giữa quý 2 và đầu quý 3/2021, Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhiều tỉnh phía nam thực hiện gãn cách xã hội vì dịch COVID-19. Trong ảnh, quận Gò Vấp trước thời điểm chuẩn bị giãn cách cuối tháng 5 | Ảnh: Sỹ Đông/TNO.
Đầu quý 3/2021, TPHCM cùng nhiều tỉnh phía nam thực hiện giãn cách xã hội vì dịch COVID-19. Trong ảnh, quận Gò Vấp trước thời điểm chuẩn bị giãn cách cuối tháng 5/2021 | Ảnh: TNO.

Ngày 21/7 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) và Viện Konrad – Adenauer Stiftung Việt Nam đã công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô Quý 2/2021, trong đó đưa ra dự báo tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam trong năm nay.

Dựa trên giả định các đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam sẽ triển khai thành công việc tiêm vaccine vào đầu Quý 4/2021 và khống chế được tình trạng tái bùng phát, báo cáo trình ra 3 kịch bản, chủ yếu phụ thuộcvào thời điểm Việt Nam khống chế được dịch bệnh.

Trong kịch bản cơ sở, dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý 3/2021, việc tiêm chủng được triên khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 2 năm sau, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 4,5 – 5,1%.

Kịch bản thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8/2021, việc tiêm vaccineđược đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 1 năm sau, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,4 – 6,1%.

Trước đó, vào tháng 4/2021, VEPR đã dự báo kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,0 - 6,3% trong năm nay.

Một số tổ chức quốc tế khác cũng hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam. Trong đó, Ngân hàng Standard Charteredmới đây đã hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam cho năm 2021 từ mức 6,7% trước đó xuống mức 6,5%. Trong khi Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) lại điều chỉnh mức giảm mạnh hơn xuống còn 5,8% so với mức 6,7% được đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.

Các chuyên gia kinh tế của VEPR cho rằng có 4 điều mà Việt Nam cần ưu tiên ngay tại thời điểm hiện nay, đó là: kiểm soát dịch bệnh bằng một chiến lược tổng thể và nhất quán; khẩn trương giải ngân các gói hỗ trợ đối với người lao động mất việc; thúc đẩy giải ngân các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn ở cấp quốc gia; và kích thích tiền tệ cho nền kinh tế nhưng kiểm soát ở mức phù hợp (10%) kèm theo các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải.

Xem báo cáo đầy đủ quý 2/2021 của VEPRtại đây.

Kinh tế phục hồi không đồng đều giữa các quốc gia

Xem xét bối cảnh thế giới 6 tháng đầu năm 2021, báo cáo của VEPR đánh giá sơ bộ, nhiều nền kinh tế đã có tín hiệu phục hồi trong quý 1/2021. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng virus mới và việc triển khai vaccine còn đình trệ do thiếu nguồn cung là những mối nguy cơ mới dẫn đến sự phục hồi không đồng đều giữa các quốc gia.

Cụ thể, kinh tế Mỹ đang phục hồi mạnh mẽ. Kinh tế châu Âu tiếp tục suy giảm nhưng đã cho thấy dấu hiện khởi sắc. Kinh tế Nhật Bản còn gặp nhiều thách thức do tình trạng khẩn cấp tiếp tục kéo dài trong quý 2. Trong khi đó, kinh tế các nước BRICS bắt đầu phục hồi, đặc biệt Ấn Độ và Brazil đã bắt đầu tiếp cận mức tăng trưởng dương và Trung Quốc phục hồi theo đúng lộ trình.

Ở ASEAN, kinh tế nhiều nước bị suy giảm trong quý 1 và vẫn đang nỗ lực thực hiện các gói kích thích tài khóa, hạ lãi suất để vực dậy.