Tại cuộc họp điều phối của các nhà lãnh đạo, các tổ chức mã số mã vạch GS1 khối ASEAN tại TPHCM từ ngày 24-25/8, các đại biểu đã thảo luận và chia sẻ kinh nghiệp về việc phát triển ứng dụng tiêu chuẩn mã số mã vạch GS1 vào xác thực nguồn gốc sản phẩm.

Với chủ đề: “Áp dụng GDS - tiêu chuẩn dữ liệu toàn cầu của GS1 - để kểt nối chuỗi cung ứng", sự kiện này nằm trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 3 các quan chức cấp cao APEC 2017 và các cuộc họp khác có liên quan.

Tham dự cuộc họp có ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (TCĐLCL) - Cơ quan chủ quản GS1 Việt Nam, Giám đốc Chính sách công từ GS1 toàn cầu và lãnh đạo GS1 các quốc gia, vùng lãnh thổ như Campuchia, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Peru, Philippines, Singapore, Thái Lan...

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục TCĐLCL

Cuộc họp điều phối năm nay tập trung thảo luận và trao đổi kinh nghiệm thực hành tốt nhất về việc phát triển ứng dụng tiêu chuẩn GS1 vào đa ngành, đặc biệt vào lĩnh vực xác thực nguồn gốc sản phẩm.

Khi xác thực được nguồn gốc thực phẩm không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất chính đáng, mà còn hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp xuất khẩu thành công hàng hóa sang các nước phát triển.

Các đại biểu tham gia cuộc họp
Các đại biểu tham gia cuộc họp

Ông Nguyễn Hoàng Linh cho rằng, cuộc họp năm nay là một cơ hội tốt để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm của các nước. Thực tế, TPHCM là một trong những thị trường thực phẩm lớn nhất Việt Nam và đang gặp phải nhiều vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.


Để đối phó với vấn đề này, thành phố đã có nhiều hành động quản lý nhằm đảm bảo sức khoẻ của người dân, quyền lợi của các nhà sản xuất và thương nhân kinh doanh thực phẩm hợp pháp. Một trong những hành động đó là thúc đẩy áp dụng mã số mã vạch GS1, như một giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng đầu của quốc gia - ông Linh chia sẻ.

GS1 quốc tế gồm 112 quốc gia thành viên, với chức năng chính là xây dựng và triển khai áp dụng Hệ thống GS1 về mã số mã vạch, thông điệp điện tử và các mạng trên toàn cầu cho tất cả ngành công nghiệp, kinh tế, xã hội để phân định đơn nhất, rõ ràng các đối tượng cần quản lý như mối quan hệ dịch vụ bao gồm dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thương phẩm như dược phẩm/ trang thiết bị y tế/sản phẩm khác địa điểm và dữ liệu. Tổng cục TCĐLCL đại diện cho Việt Nam tham gia GS1 quốc tế từ năm 1995.