Nhờ sự trợ giúp của Đài quan sát Gemini và nhiều kính thiên văn khác, Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) vừa chính thức xác nhận thiên thể có biệt danh Farfarout được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2018 là thiên thể xa nhất trong hệ Mặt trời tính đến nay.

Farfarout có tên chính thức là 2018 AG37. Quỹ đạo của nó nằm cách Mặt trời 132 lần so với Trái đất, xa hơn gấp bốn lần so với sao Diêm Vương. Dựa trên độ sáng và khoảng cách của Farfarout tới Mặt trời, nhóm nghiên cứu ước tính thiên thể này rộng khoảng 400km.


“Farfarout mất khoảng một thiên niên kỷ để quay một vòng quanh Mặt trời. Do đó, nó di chuyển rất chậm trên bầu trời, và chúng tôi cần nhiều năm quan sát để xác định chính xác quỹ đạo của nó”, David Tholen, thành viên nhóm nghiên cứu tại Đại học Hawaii, cho biết.

Các nhà khoa học dự đoán vẫn còn tồn tại những thiên thể khác nằm xa hơn trong hệ Mặt trời. Kỷ lục về khoảng cách của Farfarout có thể sẽ bị thay thế trong thời gian tới. “Farfarout chỉ là phần nổi của tảng băng trôi ở phần rìa của hệ Mặt trời”, tiến sĩ Scott Sheppard tại Viện Khoa học Carnegie, nhận định.

Nguồn: Sciencedaily.com