Thành công của BVĐK Xanh Pôn đã mở ra cơ hội sống cho các em nhỏ bị dị dạng hộp sọ; (HFCs) một loại khí nhà kính có hại, góp phần vào hiện tượng ấm lên toàn cầu,hơn 100 quốc gia đã kêu gọi cấm khí thải nhà kính là những tin tức KH&CN nổi bật chiều 30/9.

Phẫu thuật thành công em bé bị dị dạng hộp sọ hiếm gặp

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn vừa phẫu thuật thành công một trường hợp dị dạng hộp sọ rất hiếm gặp. Sự kiện này giúp bệnh viện ghi vào bản đồ các đơn vị phẫu thuật thần kinh còn hiếm hoi của Việt Nam.

Được biết, ở Việt Nam, bệnh dị dạng hộp sọ như cháu bé này rất hiếm gặp. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, khiến cho một hoặc nhiều đường khớp ở hộp sọ không hoạt động, hoặc đóng sớm bất thường, hậu quả gây nên các dạng biến dạng hộp sọ có thể kèm theo cả dị dạng so và mặt. Bệnh chủ yếu do dị tật bẩm sinh. Với thế mạnh có các chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật sọ não và phẫu thuật tạo hình, BVĐK Xanh Pôn đang là một trong rất ít cơ sở y tế ở Việt Nam thực hiện được kỹ thuật này. Cho đến nay, theo báo cáo, dường như mới chỉ có BVĐK Xanh Pôn thực hiện được. (XEM THÊM)
Chuẩn bị phẫu thuật cho cháu bé bị dị dạng hộp sọ

Hàn nhiều răng có thể gây ngộ độc thủy ngân

Theo tạp chí khoa học Ecotoxicology and Environmental Safety, hỗn hợp các chất sử dụng trong nha khoa để hàn răng đã có từ 150 năm nay. Thành phần đó gồm thủy ngân, bạc, thiếc và các kim loại khác. Các nhà khoa học phát hiện thấy rằng hàn nhiều răng làm tăng nguy cơ ngộ độc thủy ngân. Ngoài ra, các miếng hàn răng còn chứa hàm lượng cao methyl thủy ngân - một dạng thủy ngân độc nhất. Đây là dạng thủy ngân hình thành do vi sinh vật sống trong ruột người chuyển hóa từ thủy ngân thành.

Thủy ngân có thể tác động tai hại tới não, tim, thận, phổi và hệ miễn dịch. Phó giáo sư Xiaozhong Yi tại Đại học Georgia khẳng định rằng nếu ai đã hàn tới 8 răng trở lên thì nồng độ thủy ngân trong cơ thể tăng chừng 150% so với những người chưa từng hàn răng. (XEM THÊM)



100 quốc gia cùng lên tiếng kêu gọi cấm khí thải nhà kính

Hơn 100 quốc gia đã cùng kêu gọi sửa đổi Nghị định thư Montreal, một hiệp ước quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn. Việc sửa đổi sẽ đưa ra những cơ chế để loại bỏ dần việc sử dụng hydrofluorocarbons (HFCs) một loại khí nhà kính có hại, góp phần vào hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Nếu cuộc họp ở Rwanda đưa đến một kết quả về sự nhất trí cùng sửa đổi Nghị định thư bên cạnh việc xác lập mục tiêu thời hạn đầy tham vọng, nó sẽ làm tăng sự tự tin của những thành viên mà các nhà lãnh đạo toàn cầu của họ cực kì coi trọng việc thực hiện Hiệp định Paris. (XEM THÊM)


Khí HFCs có tác động đến hiện tượng ấm lên toàn cầu gấp 23.000 lần so với khí CO2, ảnh: NASA

Tàu vũ trụ 1,5 tỷ USD lao xuống mồ chôn trên sao chổi

Các nhà khoa học chuẩn bị vĩnh biệt tàu vũ trụ thăm dò sao chổi Rosetta khi thiết bị đâm xuống sao chổi, kết thúc nhiệm vụ kéo dài 12 năm trong vũ trụ. Tàu vũ trụ Rosetta sẽ bắt đầu quỹ đạo lao xuống bề mặt sao chổi Comet 67P/C-G vào 3h50 sáng nay từ độ cao 19 km và thời điểm diễn ra va chạm dự kiến là 17h40 chiều nay theo giờ Việt Nam, RT đưa tin.

Ngay khi Rosetta đáp xuống sao chổi dưới sự kiểm soát của các nhà khoa học ở Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), nó sẽ ngừng hoạt động vĩnh viễn, chấm dứt mọi liên lạc với Trái Đất. (XEM THÊM)


Tàu vũ trụ Rosetta sẽ kết thúc 12 năm trong vũ trụ bằng vụ va chạm với bề mặt sao chổi. Ảnh: PBS

Cá chép lớn nhất thế giới nặng hơn 1 tạ ở Thái Lan

Tim Webb, 57 tuổi, đến từ Anh, bắt được con cá chép Siamese nặng hơn 100 kg tại khu hồ ở huyện Ban Pong, tỉnh Ratchaburi, Thái Lan. Kết quả cân đo cho thấy con cá nặng hơn 100 kg, phá vỡ kỷ lục của con cá chép nặng gần 70 kg do Brit Andy Harman bắt được ở Thái Lan hồi đầu năm nay. Webb rất vui mừng với chiến tích của mình và quyết định mua lại con cá từ chủ hồ để chuyển đến hồ cá của mình tại khu nghỉ dưỡng sinh thái Palm Tree Lagoon, tỉnh Ratchaburi. Ông phải nhờ 6 người trợ giúp mới nâng được con cá chép lên xe tải.

Cá chép Siamese là giống cá chép lớn nhất thế giới và thường xuất hiện tại các con sông ở châu Á. (XEM THÊM)


Con cá chép lớn nhất thế giới nặng hơn 100 kg. Ảnh: BNPS.

Chuẩn Ethernet mới đạt tốc độ kết nối 5Gbps

Tổ chức IEEE vừa công bố chuẩn mạng Ethernet mới dành cho doanh nghiệp cần tới tốc độ kết nối siêu nhanh cho các ứng dụng công việc. Ethernet mới cho tốc độ 2.5Gbps trên đường cáp Cat 5e, và đạt tới 5Gbps trên cáp Cat 6. Đây là ưu điểm vượt trội của chuẩn mạng mới này. Ngoài tốc độ tăng gấp 5 lần, việc không phải đi lại dây mạng Cat 5e và Cat 6 có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Chuẩn mạng Ethernet mới hiện chỉ dành cho doanh nghiệp. Người dùng cá nhân phải đợi khoảng 1-2 năm hoặc lâu hơn nữa. (XEM THÊM)


Ảnh minh họa

BlackBerry sẽ ra mắt thêm một smartphone bàn phím QWERTY trước khi ngừng hẳn

Sau khi nhận được thông tin BlackBerry tuyên bố sẽ đóng cửa bộ phận kinh doanh di động sau những thất bại trên thị trường smartphone, nhiều người đã lo ngại rằng đây sẽ là dấu chấm hết đối với những chiếc điện thoại có bàn phím QWERTY mang tính biểu tượng suốt một thời gian dài trong lĩnh vực di động. Tuy nhiên mới đây trong buổi phỏng vấn với đài BNN, CEO BlackBerry là ông John Chen đã đánh tan mọi nghi vấn khi khẳng định rằng công ty sẽ ra mắt thêm một đời smartphone cùng bàn phím vật lý QWERTY trong "tương lai gần". (XEM THÊM)

Ảnh minh họa

Nga phát triển máy bay trinh sát chỉ bằng con chuồn chuồn

Một tập đoàn vũ khí Nga phát triển thành công loại máy bay không người lái (UAV) siêu nhỏ, phục vụ các hoạt động trinh sát. UAV này có kích thước nhỏ tương đương một con chuồn chuồn, nằm lọt trong lòng bàn tay, và gần như không gây tiếng ồn khi hoạt động. Mặc dù phạm vi hoạt động không rộng, UAV có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát trong cận chiến, bảo vệ an ninh và tham gia các hoạt động chống khủng bố. Loại UAV này của Nga tương tự như UAV Black Hornet của Na Uy với trọng lượng chỉ khoảng 16 gram, được sử dụng trong các đơn vị đặc nhiệm của Anh và Mỹ. Loại UAV này của Nga tương tự như UAV Black Hornet của Na Uy với trọng lượng chỉ khoảng 16 gram, được sử dụng trong các đơn vị đặc nhiệm của Anh và Mỹ. (XEM THÊM)

UAV Black Hornet của Na Uy. Ảnh: Youtube