Trong bối cảnh nguy cơ và hiểm họa gây mất an toàn thông tin ngày càng nhiều và kỹ thuật ngày càng tinh vi. Việc tăng cường triển khai đồng bộ, tổng thể các giải pháp đảm bảo ATTT, trong đó có giám sát ATTT cho các cơ quan Nhà nước là hết sức cần thiết và cấp bách.

Tiến sĩ Trần Đức Sự, Giám đốc trung tâm CNTT và giám sát an ninh mạng, Ban cơ yếu Chính phủ đã nêu ý kiến như vậy tại hội thảo "Công nghệ, thiết bị an ninh, an toàn hệ thống và các giải pháp công nghệ thông tin" do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia tổ chức sáng 3/10.
Thạc sĩ Lê Thị Khánh Vân, phó Cục trưởng Cục thông tin KH&CN Quốc Gia
Thạc sĩ Lê Thị Khánh Vân, phó Cục trưởng Cục thông tin KH&CN Quốc gia
Theo tiến sĩ Trần Đức Sự trong bối cảnh các nguy cơ và hiểm họa gây mất an toàn thông tin ngày càng nhiều và mức độ kỹ thuật sử dụng ngày càng tinh vi. Việc tăng cường triển khai đồng bộ, tổng thể các giải pháp đảm bảo ATTT, trong đó có giám sát ATTT cho các cơ quan Nhà nước là hết sức cần thiết và cấp bách.
"Ban Cơ yếu Chính Phủ đã chủ động nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp để đảm bảo ATTT và cũng đã triển khai có hiệu quả các giải pháp này ở nhiều cơ quan", ông Sự cho biết.
Ông Sự cũng chia sẻ trong thời gian tới, Ban cơ yếu Chính Phủ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, các tỉnh, thành địa phương để tiếp tục triển khai hệ thống giám sát ATTT cũng như các giải pháp để đảm bảo ATTT khác.
Tiến sĩ Trần Đức Sự, Giám đốc trung tâm CNTT và giám sát an ninh mạng, Ban cơ yếu Chính phủ
Tiến sĩ Trần Đức Sự, Giám đốc trung tâm CNTT và giám sát an ninh mạng, Ban cơ yếu Chính phủ
Trong khi đó, Thạc sĩ Lê Thị Khánh Vân, phó Cục trưởng Cục thông tin KH&CN Quốc Gia cho rằng hội thảo dịp nâng cao nhận thức của mọi người để đảm bảo bảo mật thông tin dữ liệu của mình.

Đánh giá cao vai trò của việc đảm bảo an toàn thông tin, ông Lê Trung Nghĩa, cố vấn Trung tâm nghiên cứu và Phát triển quốc gia về công nghệ mở, Bộ KH&CN khuyến cáo bảo vệ dữ liệu các hệ thống công nghệ thông tin là vô cùng quan trọng.

Ông Nghĩa cho rằng nên: “Dành ưu tiên cao nhất, cho chính các giải pháp nguồn mở, với các dự án phần mềm nguồn mở (PMNM) làm việc trực tiếp với vòng đời an toàn dữ liệu, bắt đầu từ việc tạo ra dữ liệu và sau đó ngay lập tức bảo vệ nó trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào khác”.
Nghị định 72 năm 2013 của Chính Phủ định nghĩa: “ATTT là sự bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin”.