Theo khảo sát của Liên minh phần mềm BSA, tỷ lệ người dùng phần mềm không bản quyền ở Việt Nam cao nhất khu vực;Nghiên cứu cho thấy ung thư có thể lây nhiễm giữa các loài; Intel giới thiệu máy tính siêu nhỏ;... là những tin KH-CN nổi bật sáng 17/8.

Tỷ lệ sử dụng phần mềm không bản quyền ở Việt Nam cao nhất khu vực

Theo kết quả khảo sát mới được Liên minh phần mềm BSA công bố, tỷ lệ sử dụng phần mềm máy tính không bản quyền ở Việt Nam năm 2015 là 78%, trong khi tỷ lệ này của toàn thế giới chỉ là 39%. Hiện nay, ứng dụng văn phòng Office do Microsoft phát triển và giữ bản quyền là phần mềm bị vi phạm bản quyền nhiều nhất. Ở Việt Nam, hầu hết các máy tính để bàn và xách tay tại doanh nghiệp đều đang được cài bản Office này, nhưng phần lớn đều là cài đặt bản crack, không có bản quyền. Ông Đặng Tùng Sơn, Phó tổng giám đốc CMC Telecom cho biết, dùng phần mềm không bản quyền không những ảnh hưởng tiêu cực tới người dùng cá nhân, mà còn gây tổn hại đến uy tín thương hiệu của bản thân công ty, doanh nghiệp trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập. (XEM THÊM).

Tỷ lệ sử dụng phần mềm máy tính không bản quyền ở Việt Nam năm 2015 là 78%
Tỷ lệ sử dụng phần mềm máy tính không bản quyền ở Việt Nam năm 2015 là 78%

Nữ tiến sỹ người Việt chế tạo áo chống vũ khí sinh hóa

Ngọc Bùi, nữ tiến sỹ Việt là người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm quốc gia Livermore Lawrence - Mỹ. Nhóm nghiên cứu của tiến sỹ Ngọc Bùi đã phát triển một loại vật liệu mới, được ví như làn da thứ hai của con người. Loại vật liệu này đóng vai trò then chốt trong việc sản xuất quần áo cho binh lính, vừa có thể ngụy trang, vừa có tác dụng bảo vệ khỏi các loại vũ khí sinh hóa. Các nhà khoa học tạo ra màng cao phân tử linh hoạt với ống than nano có chức năng như những lỗ thông hơi. Độ lớn của chúng nhỏ hơn 5nm. Loại vật liệu này có đặc điểm là khả năng thoáng khí, tránh quá nhiệt vầ kiệt sức khi quân nhân phải tác chiến trong môi trường độc hại. (XEM THÊM).

Tiến sỹ Ngọc Bùi và cộng sự chuẩn bị mẫu vật.
Tiến sỹ Ngọc Bùi và cộng sự chuẩn bị mẫu vật.

Tháng 7/2016 là tháng nóng nhất trong lịch sử

Theo báo cáo mới nhất của NASA và Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA), tháng 7 năm nay trở thành tháng nóng nhất được ghi nhận trong lịch sử khí tượng nhiều năm qua. Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) khẳng định, nhiệt độ trung bình tháng Bảy đã nóng hơn 0,78 độ so với nhiệt độ trung bình của thế kỷ 20. Nhiệt độ kỷ lục được ghi nhận ở Cô-oét vừa qua là 54 độ C. MA cũng cho biết, 3 trong số 4 tháng Bảy nóng nhất lịch sử đã được ghi nhận trong ba năm qua. Thậm chí nhiệt độ tháng 7/2016 cũng đã vượt xa mức nhiệt nóng nhất lịch sử vào tháng 7/1981. (XEM THÊM).

Nhiệt độ trung bình toàn cầu bất thường so với mức trung bình giai đoạn 1981-2010. Các đường màu xanh biểu thị khoàng thời gian 5 năm, trong khi đường màu đỏ hiển thị xu hướng trong dài hạn. Ảnh JMA
Nhiệt độ trung bình toàn cầu bất thường so với mức trung bình giai đoạn 1981-2010. Các đường màu xanh biểu thị khoàng thời gian 5 năm, trong khi đường màu đỏ hiển thị xu hướng trong dài hạn. Ảnh JMA

Ung thư có thể lây nhiễm giữa các loài

Các nhà khoa học Canada mới đây phát hiện bệnh ung thư truyền nhiễm xuất hiện ngày càng phổ biến trong các động vật thân mềm hai mảnh vỏ như trai, ngao, sò. Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature của Mỹ, các nhà khoa học đã lấy mẫu sò ở vùng biển thuộc đảo Prince Edward, miền Đông Canada, để nghiên cứu. Jim Sherry, tác giả nghiên cứu cho biết phân tích di truyền cho thấy các tế bào ung thư tìm thấy trong vỏ sò thảm vàng ở Tây Ban Nha có nguồn gốc từ một loài sò khác, Pullet Carpet. Giáo sư Goff, đồng tác giả cho biết những tế bào ung thư lây nhiễm có khả năng phát triển loại gene mới đáng kinh ngạc, cho phép chúng tồn tại và nhân rộng. (XEM THÊM).

Ung thư có thể lây nhiễm giữa các loài. Ảnh: abc
Ung thư có thể lây nhiễm giữa các loài. Ảnh: abc

Apple xây trung tâm R&D đầu tiên tại Trung Quốc

Theo thông tin từ Reuters, Apple sẽ xây Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) đầu tiên của hãng tại Trung Quốc. Trước đó, CEO Tim Cook đã cam kết với Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ sẽ Trung tâm R&D của Apple vào cuối năm nay. Apple có hai lý do để đầu tư vào R&D ở Trung Quốc. Một là xây dựng địa điểm làm việc để tạo điều kiện cho những nhân viên không thể làm việc tại Mỹ. Hai là Apple muốn thiết lập chặt chẽ mối quan hệ để bảo vệ lợi ích của họ tại quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới này. Được biết, báo cáo kinh doanh quý 3 của Apple tiết lộ rằng, doanh thu của công ty ở Trung Quốc đã giảm 33% so với cùng kỳ năm trước. (XEM THÊM).

Apple có thể có hai lý do để đầu tư vào R&D ở Trung Quốc.
Apple có thể có hai lý do để đầu tư vào R&D ở Trung Quốc.

Google ra mắt ứng dụng gọi video cạnh tranh FaceTime

Google vừa giới thiệu ứng dụng gọi video Duo, được xem là đối thủ cạnh tranh thực tiếp với ứng dụng FaceTime của Apple. Ứng dụng video call này giúp đơn giản hóa việc tương tác trực tiếp với bất kể ai trong nhiều điều kiện mạng di động khác nhau. Tiện ích này cho phép người nhận có thể xem trước một đoạn video 30 giây cùng với lý do của người gọi trên màn hình khóa, trước khi họ chấp nhận trả lời và bật camera trên máy. Duo được thiết kế dành riêng cho thiết bị di động với khả năng sử dụng trên đa nền tảng cả Android và iOS. Ứng dụng được giới thiệu lần đầu tại Google I/O 2016 và phát hành toàn cầu với 78 ngôn ngữ. (XEM THÊM).

Duo ứng dụng giúp thực hiện các cuộc gọi video đơn giản Ảnh: The Verge.
Duo ứng dụng giúp thực hiện các cuộc gọi video đơn giản Ảnh: The Verge.

Intel ra mắt máy tính siêu nhỏ Euclid

Tại sự kiện Diễn đàn phát triển Intel hôm qua, Intel đã ra mắt chiếc chiếc máy tính bỏ túi Euclid với kích thước vô cùng nhỏ gọn nhưng có thể là cuộc cách mạng công nghệ robot của tương lai. CEO Brian Krzanich đã trình diễn trên sân khấu một con robot được tích hợp chiếc máy tính Euclid này. Chiếc máy tính độc lập này được trang bị cảm biến camera giống như thiết bị Kinect của Xbox, đồng thời nó có thể xử lý các hình ảnh này giống như một bộ não thực sự. Intel đã sử dụng công nghệ camera 3D RealSense để trang bị cho Euclid, giúp con robot có thể cảm nhận được chiều sâu của không gian và các vật thể xung quanh. (XEM THÊM).

CEO Brian Krzanich đã trình diễn trên sân khấu một con robot được tích hợp chiếc máy tính Euclid
CEO Brian Krzanich đã trình diễn trên sân khấu một con robot được tích hợp chiếc máy tính Euclid