So sánh các dữ liệu quan trắc giữa Hà Nội, Bắc Kinh (Trung Quốc) và Mumbai (Ấn Độ) cho thấy, chất lượng không khí của Hà Nội khả quan hơn Mumbai và tương đương với Bắc Kinh.

Thông tin này được Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh đưa ra trong hội thảo "Báo cáo chất lượng không khí 2017: Hiện trạng và giải pháp" tổ chức hôm 30/1 tại Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Anh Thư - Đại diện tổ chức này chia sẻ báo cáo phân tích từ số liệu được lấy từ 2 trạm quan trắc của đại sứ quán Mỹ đặt tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số thành phố khác trên thế giới.

Theo đó, tại Hà Nội, nồng độ bụi PM 2.5 đạt 42,6µg/m3, cao hơn tiêu chuẩn quốc gia 2 lần (25 µg/m3) gấp 2 lần khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO (10 µg/m3).

Tại TP Hồ Chí Minh, con số này là 29,6 µg /m3, cao hơn 1 chút so với tiêu chuẩn quốc gia và gấp 3 lần so với khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tính theo ngày, Hà Nội có 99 ngày nồng độ bụi PM 2.5 vượt tiêu chuẩn quốc gia và 257 ngày vượt khuyến cáo của WHO. Con số này ở TP HCM lần lượt là 14 và 222.

Để đánh giá nguồn gây ô nhiễm không khí, bà Anh Thư cũng cho biết, những ngày chất lượng không khí ở tình trạng báo động với nồng độ bụi PM 2.5 vượt 100 µg/m3 sẽ được mô hình hóa các khối khí di chuyển vào Hà Nội để phân tích.


"Có ¾ đợt phân tích cho thấy các khối khí bị ô nhiễm đều đi qua khu vực Quảng Ninh. Điều này cho thấy các khu công nghiệp ở Quảng Ninh có thể đóng vai trò quan trọng trong các đợt ô nhiễm không khí ở Hà Nội" - bà Anh Thư.


Bà Nguyễn Anh Thư trình bày báo cáo tại hội thảo. Ảnh: NV
Bà Nguyễn Anh Thư trình bày báo cáo tại hội thảo. Ảnh: NV

Có ¾ đợt phân tích cho thấy các khối khí bị ô nhiễm đều đi qua khu vực Quảng Ninh. Điều này cho thấy các khu công nghiệp ở Quảng Ninh có thể đóng vai trò quan trọng trong các đợt ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Những lần nồng độ bụi PM2.5 đạt đỉnh điểm đều liên quan đến những khối khí dọc theo bờ biển, tích tụ ô nhiễm từ tất cả các thành phố, giao thông, nhà máy điện và các cơ sở công nghiệp trong khu vực” – chị Anh Thư nói.

Ngoài việc phân tích số liệu tại Việt Nam, nghiên cứu này cũng so sánh số liệu của các trạm quan trắc mà đại sứ quán Mỹ đặt tại Quảng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc), NewDeli, Mumbai (Ấn Độ). Các chỉ số cho thấy, chất lượng không khí ở Hà Nội khả quan hơn nhiều so với Mumbai nhưng tương đương với chất lượng không khí ở Bắc Kinh.

Điều này cho thấy đặt ra yêu cầu cần có hành động để khắc phục chất lượng không khí trong thời gian tới. Chúng ta cần nghiên cứu để chỉ ra đâu là nguồn gây ra ô nhiễm chủ yếu, đặc biệt các khu vực đô thị để có biện pháp kiểm soát can thiệp tại nguồn hiệu quả” – chị Anh Thư nhấn mạnh.

Tuy nhiên, chị Anh Thư cũng cho rằng, việc đánh giá chất lượng không khí ở Việt Nam cần sự toàn diện, trong một thời gian đủ dài về thời gian và đủ rộng về không gian. Hiện nay, hệ thống quan trắc chưa đủ mạnh nên cần phải tăng cường hệ thống quan trắc trong thời gian tới.
Việc đánh giá chất lượng không khí ở việt Nam để đánh giá toàn diện hiện nay còn đang hạn chế do thiếu vắng dữ liệu và để đánh giá đủ dài về thời gian và đủ rộng về không gian, tuy nhiên, hệ thống quan trắc chưa đủ mạnh và trạm quan trắc phải tăng cường hơn nữa.

Đánh giá về các chỉ số mà Tổ chức Phát triển Sáng tạo Xanh đưa ra, bà Lương Thanh Thủy – Trưởng phòng quản lý dự án và truyền thông, Chi Cục bảo vệ môi trường, những số liệu này chỉ là chỉ số cơ bản để đánh giá chất lượng không khí Hà Nội.

Cách tính chỉ số AQI của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng khác biệt với chỉ số AQI mà Đại sứ quán Mỹ đưa ra. Ngoài ra, việc đặt vị trí các trạm quan trắc cũng là điều cần cân nhắc. Địa điểm đặt trạm ở TP Hồ Chí Minh có tương đồng với địa điểm của Hà Nội để so sánh 2 khu vực này không cũng là điều cân nhắc? Vì vậy những chỉ số này nên dùng để tham khảo” – bà Thủy chia sẻ.