Ngày 27/12/2018, khối Văn phòng các Chương trình thuộc Bộ KH&CN, bao gồm Văn phòng các Chương trình Trọng điểm cấp Nhà nước (VPCTTĐ), Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi (VPNTMN) và Văn phòng các Chương trình KH&CN quốc gia (VPCTQG), đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2019.

Trước đây, việc quản lý các nhiệm vụ hoặc chương trình của Bộ KH&CN đều do các vụ ngành khác nhau đảm trách. Tuy nhiên, do nhu cầu tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, các văn phòng trên đã lần lượt được thành lập với tư cách là các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) để giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý những chương trình xác định.

Văn phòng các Chương trình Trọng điểm cấp Nhà nước

Chương trình KC.10.10/16-20 về nghiên cứu ghép thùy phổi do học viện quân y và bệnh viên 103 triển khai | ẢNh: VPCTTĐ
Chương trình KC.10.10/16-20 về nghiên cứu ghép thùy phổi do Học viện Quân y và Bệnh viên 103 triển khai | ẢNh: VPCTTĐ

Hoạt động sớm nhất từ năm 2007, VPCTTĐ hiện đang chịu trách nhiệm khoảng 7 chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia về phát triển công nghệ vật liệu mới, năng lượng, bảo vệ môi trường, quản ký khai thác biển, … cùng các nhiệm vụ độc lập, nhiệm vụ quỹ gene và các dự án KH&CN cấp quốc gia khác.

Trong năm 2018, văn phòng triển khai tổng số 518 nhiệm vụ; trong đó có 95 nhiệm vụ thuộc chương trình trọng điểm, tăng 95.5% so với năm 2017 và dự kiến sẽ tuyển chọn tiếp 42 nhiệm vụ mới trong Quý I/2019.

Văn phòng cũng đã phối hợp với các vụ chuyên ngành để nghiệm thu cấp quốc gia được 43 nhiệm vụ trong và ngoài chương trình.

Theo số liệu đến cuối năm 2018, tổng kinh phí cấp cho các nhiệm vụ đạt khoảng 781.7 tỷ đồng (chiếm 80% chỉ tiêu kế hoạch năm), tuy nhiên tổng kinh phí thanh toán mới chỉ đạt trên 580 tỷ đồng. Văn phòng đã tổ chức 320 đoàn kiểm tra để khảo sát các dự án theo quy định ít nhất mỗi năm một lần và đạt 95.5% kế hoạch, tuy nhiên theo báo cáo một số đề tài vẫn còn bị kéo dài, đôi khi phải điều chỉnh thay đổi sản phẩm hoặc dừng thực hiện.

Theo ông Nguyễn Thiện Thành, giám đốc VPCTTĐ, việc giao quyền sử dụng tài sản và hoàn trả giá trị tài sản hình thành thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định 70/2018/NĐ-CP cũng đang khó khăn do thiếu thông tư hướng dẫn.

Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi

Ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp | Ảnh: KTVN
Ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp | Ảnh: KTVN

Trong khi đó, VPNTMN thành lập từ năm 2015 chịu trách nhiệm với các chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thức đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025.

Tổng kinh phí được giao năm 2018 của văn phòng là hơn 213.5 tỷ đồng, được cấp cho các dự án trung ương quản lý, dự án ủy quyền cho địa phương quản lý và chi hoạt động chung, tuy nhiên mức độ sử dụng mới chỉ khoảng 84% và chủ yếu chi cho khoảng gần 200 dự án. Bên cạnh đó, văn phòng đã tổ chức hàng loạt công tác đào tạo tập huấn và truyền thông phổ biến kiến thức KH&CN đến các cán bộ quản lý và cán bộ cơ quan tiếp nhận dự án tại các sở NN&PTNT địa phương, trung tâm khuyến nông, hội nông dân…

Trong năm 2018, VPNTMN đã tổ chức 30 đoàn kiểm tra tình hình thực hiện kinh phí và 56 đoàn kiểm tra định kỳ tình hình thực hiện nội dung đối với các dự án bắt đầu từ năm 2016 và 2017 nhằm đôn đốc và tháo gỡ các vướng mắc trong dự án theo đúng quy định pháp luật. Đây cũng là năm Thanh tra Bộ rà soát các dự án giai đoạn 2011-2015, trong đó văn phòngđã trực tiếp tham gia vào 3 đoàn thanh tra tại các tỉnh Lào Cai, Hà Tĩnh, Bến Tre.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Ích, Chánh văn phòng Chương trình NTMN cho biết, một trong những tồn tại đau đầu đối với văn phònglà “việc thu hồi kinh phí rất khó khăn” đối với một số dự án sai phạm mà tổ chức chủ trì đã giải thể, không còn khả năng hoàn trả, hoặc bức bối hơn do chây ỳ không muốn hoàn trả. Theo ông Ích, do đặc thù của vùng nông thôn và các khu vực miền núi nên sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật của người dân địa phương vẫn chưa cao và “họ vẫn chưa có được tính chuyên nghiệp” khi thực hiện các hợp đồng với chương trình.

Văn phòng các Chương trình KH&CN quốcgia

Hiện Việt Nam đã làm chủ công nghệ và sản xuất thành công nhiều loại văcxin mới | Ảnh: VPCTQG
Hiện Việt Nam đã làm chủ công nghệ và sản xuất thành công nhiều loại văcxin mới | Ảnh: VPCTQG

VPCTQG được coi là một trong những cơ quan trẻ của Bộ, hiện đang thực hiện 8 chương trình lớn bao gồm các chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ cao, hỗ trợ DNKHCN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, hợp tác nghiên cứu quốc tế, chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020, các nhiệm vụ KH&CN theo nghị thư và mới đây là đề án 844 hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.

Đối với việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, trong năm 2018, văn phòngđã cùng các đơn vị liên quan xét duyệt 150 hồ sơ, trình Bộ phê duyệt 82 nhiệm vụ và ký hợp đồng thực hiện 49 nhiệm vụ (chiếm gần 60%) với tổng kinh phí được duyệt là gần 640.5 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 38.6% còn lại là huy động từ các các tổ chức chủ trì.

Theo ông Đỗ Thành Long, Giám đốc VPCTQG, mặc dù các doanh nghiệp chiếm hơn 50% nhưng hầu hết là nhưng công ty lần đầu thực hiện nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước, nên quá trình triển khai vẫn còn nhiều lúng túng. Tuy số lượng nhiệm vụ của văn phòng không nhiều nhưng đều có ý nghĩa lớn về kinh tế-xã hội, có hàm lượng khoa học cao và đặc biệt nhiều sản phẩm đầu ra có khả năng thương mại hóa rất lớn, trong đó có những sản phẩm chất lượng cao có khả năng xuất khẩu và cạnh tranh quốc tế như thuốc Pegcyte điều trị giảm bạch cầu, bóng nong mạch và stent động mạch vành phủ thuốc, hệ thống sấy lúa vỉ ngang, giàn khoa tự nâng…

Truyền thông là một điểm nổi bật của VPCTQG trong năm 2018. Các kết quả Chương trình KH&CN quốc gia cũng như việc kết nối với những nhà khoa học quốc tế và thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng xã hội đối với hoạt động KH&CN đã được đẩy mạnh, thông qua một số sự kiện như diễn đàn lớn nhất Việt Nam về Blockchain (6/2018) hay Hội thảo quốc tế Việt Nam-Hàn Quốc về Sâm (7/2018).

Những điểm chung

Phát biểu tại hội nghị. Thứ trưởng Nguyễn Văn Tùng cho rằng, các văn phòng đều đạt được nhiều điều đáng khích lệ và có những kết quả “thực sự đóng góp vào sự phát triển của ngành KH&CN Việt Nam”.

Ông đánh giá cao sự phối hợp hoạt động chặt chẽ của các cán bộ trong từng văn phòngvà của các văn phòng với những cơ quan đơn vị trong và ngoài Bộ, đặc biệt trong bối cảnh khối lượng công việc của mỗi văn phòng đều vô cùng lớn, phải làm việc với nhiều đầu mối liên lạc, các đối tác đa dạng về quy mô, tính chất, ngành nghề và văn bản pháp luật điều chỉnh, trong khi số lượng nhân sự của mỗi văn phòngchỉ từ 18-35 người.

Về cơ bản, theo Thứ trưởng, mô hình hoạt động của 3 văn phòngtương đối giống nhau và cũng đang gặp phải những khó khăn tương đối giống nhau như kinh phí được cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu, một số nhiệm vụ phải gia hạn thời gian thực hiện (mà theo thông tư chỉ được ra hạn 1 lần đang gây cản trở đối với nhiều dự án chậm do giải ngân muộn), việc chuyển nguồn kinh phí giữa các dự án hay thu hồi nợ xấu khó khăn. Ba văn phòng đều phản ánh sự thiếu vắng của một số chế tài và văn bản hướng dẫn thực hiện, đặc biệt về mặt quản lý tài chính; trong khi đó một số thông tư lại có quy định chưa phù hợp với thực tiễn thi hành khiến cho việc triển khai nhiệm vụ bị cản trở. Thứ trưởng ghi nhận thực trạng đó và yêu cầu Văn phòng Chương trình và các Vụ liên quan tăng cường phối hợp để sớm đưa ra các điều chỉnh thích hợp.

Theo kế hoạch, nhiều Chương trình lớn của ba văn phòngtrên sẽ kết thúc vào năm 2020 và sắp tới nhiều nhiệm vụ trong đó sẽ không được thực hiện mở mới. Các văn phòngđang đề đạt nguyện vọng được xem xét để gia hạn thời gian thực hiện bởi theo các đại diện, những chương trình này thực sự mang lại lợi ích cho sự phát triển KH&CN của địa phương, doanh nghiệp và viện trường nói riêng cũng như nền kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung.