Mới đây, Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường kiểm tra, rà soát, xử lý mã độc trên tất cả các hệ thống thông tin quan trọng; các nhà khoa học đã chứng minh lười biếng là dấu hiệu của người thông minh... là những tin chính KH&CN ngày 10/8.

Chính phủ yêu cầu rà soát mã độc trên hệ thống toàn quốc

Trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 7/2016, Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Bộ Công an hướng dẫn các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương tăng cường kiểm tra, rà soát, xử lý mã độc trên tất cả các hệ thống thông tin quan trọng. Đồng thời, Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ TT&TT là đầu mối chủ động xây dựng phương án, giải pháp kỹ thuật bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin; thường xuyên tổ chức diễn tập về an toàn thông tin mạng đối với những ngành, lĩnh vực trọng yếu. (XEM THÊM)

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát mã độc trên hệ thống.
Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát mã độc trên hệ thống.

Đắc Lắc ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống

Kết quả hoạt động khoa học, công nghệ (KHCN) thời gian qua tại Đắc Lắc đã giúp cấp ủy, chính quyền các cấp đề ra những quyết sách xây dựng, định hướng chiến lược và lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, đời sống ngày càng nhiều, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất, đời sống. Chỉ riêng lĩnh vực y tế, các dự án KHCN đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chẩn đoán, điều trị bệnh, phòng bệnh, hạn chế rủi ro. Định hướng giai đoạn tới, tỉnh Đắc Lắc tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý KHCN, thực hiện cơ chế đặt hàng các nhiệm vụ KHCN gắn với các doanh nghiệp để đưa nhanh các kết quả nghiên cứu KHCN ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống. (XEM THÊM)

Bệnh viện Mắt Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột, Đác Lắc) ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong khám và điều trị bệnh. Trong ảnh: Phẫu thuật đục thủy tinh thể cho người bệnh tại Bệnh viện Mắt Tây Nguyên. Ảnh: Kim Oanh
Bệnh viện Mắt Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột, Đác Lắc) ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong khám và điều trị bệnh. Trong ảnh: Phẫu thuật đục thủy tinh thể cho người bệnh tại Bệnh viện Mắt Tây Nguyên. Ảnh: Kim Oanh

Nhà máy điện Mặt Trời làm từ 10.000 tấm gương khổng lồ

Theo Business Insider, một nhà máy năng lượng điện mặt trời tập trung (CSP) được lắp đặt từ cuối năm 2015 ở sa mạc Nevada, Crescent Dune, Mỹ trên diện tích 1,2 triệu m2 với tộng cộng 10.000 tấm gương. Mỗi tấm gương có diện tích 115m2, được lắp đặt xung quanh một tháp trung tâm nhằm tập trung ánh sáng mặt trời để nung chảy muối nitrate, từ đó sản xuất lượng điện năng đủ phục vụ cho cả một thành phố. Nhưng tấm gương này hướng théo đường đi của mặt trời trong ngày như hoa hướng dương. Chúng sẽ tập trung phản xạ ánh sáng mặt trời chính vào đỉnh tháp. Tại đây, năng lượng sẽ được tích trữ vào muối nóng chảy. Theo Kevin Smith - một trong những nhà sáng lập dự án, đây là "công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến nhất", hơn hẳn lưu trữ vào nước, vào pin hay vào các chảo parabol chứa đầy chất lỏng. (XEM THÊM)

Nhà máy điện Cresdent Dune tại sa mạc Nevada. Ảnh: Solar Reserve
Nhà máy điện Cresdent Dune tại sa mạc Nevada. Ảnh: Solar Reserve

Bé trai 4 tuổi mắc chứng bệnh bí ẩn trông như ông lão

Một bé trai bốn tuổi ở Bangladesh mắc chứng bệnh bí ẩn, khiến bé trông giống như một ông lão. Bé Bayezid không chỉ trông giống như ông lão mà còn bị các bệnh về tim, thị lực và thính giác. Các bác sĩ ban đầu nghi bé Bayezid mắc hội chứng Progeria, vốn là một bệnh di truyền cực kỳ hiếm, khiến cơ thể lão hóa sớm sau khi chào đời, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên, các bác sĩ ở Bệnh viện Đại học Y dược Dhaka cho hay họ chưa thể kết luận bé bị hội chứng Progeria và cần phải tiến hành thêm nhiều xét nghiệm và lo ngại bé Bayezid mắc chứng bệnh bí ẩn về di truyền này là do tục lệ người thân kết hôn với nhau khá phổ biến ở các vùng nông thôn Bangladesh. (XEM THÊM)

Bé Bayezid Shikdar mới 4 tuổi nhưng mắc chứng bệnh lạ, trông giống như một ông lão.
Bé Bayezid Shikdar mới 4 tuổi nhưng mắc chứng bệnh lạ, trông giống như một ông lão.

Pin tự hủy, tan khi gặp nước trong vòng 30 phút

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Iowa (Mỹ) cho biết, pin lithium-ion tự hủy của họ có thể cung cấp năng lượng cho một chiếc máy tính trong 15 phút và phân hủy ở trong nước trong nửa tiếng đồng hồ. Loại pin độc đáo này chỉ dày 1mm và dài 5mm. Nó ra đời nhờ công nghệ sản xuất pin lithium-ion tiêu chuẩn. Tuy nhiên, không giống các loại pin bình thường, pin tự hủy được bọc trong một lớp polymer phức hợp, có khả năng phân rã. Khi gặp nước, pin sẽ phồng lên và cuối cùng phân hủy. Mặc dù sáng chế trên đầy hứa hẹn, nhưng nhóm nghiên cứu vẫn cần một thời gian nữa mới có thể tạo ra một phiên bản pin có thể cung cấp năng lượng cho những thiết bị điện tử phức tạp hơn. (XEM THÊM)


Công nghệ mới cho phép nhà ở tự hàn gắn sau đổ vỡ

Vật liệu mới do Cơ quan Các dự án Nghiên cứu Cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) phát triển có thể cho phép ngôi nhà tự hàn gắn hoặc tự khôi phục sau những tác động mạnh như bão lũ. Dự án có tên ELM với trọng tâm là công nghệ tự hàn gắn cho phép các kỹ sư xây dựng có thể giải quyết nhiều vấn đề liên quan. Định hướng của ELM là xây dựng các cấu trúc tự phát triển để phù hợp với nhu cầu thực tế. Lấy ví dụ mái nhà có thể điều khiển luồng không khí cho ngôi nhà thoáng mát, ống khói có thể tự hàn lại, các nền đường có thể tự hút dầu tràn hoặc dung dịch trơn trượt đổ ra. (XEM THÊM)


Lười biếng là dấu hiệu của người thông minh?

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, sự lười biếng trong hoạt động thể chất là minh chứng cho chỉ số IQ cao. Để đưa ra kết luận này, các nhà khoa học thuộc ĐH Florida Gulf Co đã tiến hành cuộc thử nghiệm với 60 sinh viên. Trong 7 ngày, nhóm tác giả nhận thấy các sinh viên được nhận xét là thông minh ít vận động hơn hẳn những người khác. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, những người ít suy nghĩ hay chỉ nghĩ đến nhiệm vụ khi thật cần thiết thường dễ cảm thấy buồn chán. Do đó, họ thường sử dụng và lấp đầy khoảng thời gian rỗi của mình bằng những hoạt động thể lực. Trong khi đó, sự lười biếng trong việc vận động lại là dấu hiệu cho thấy người đó đang đắm chìm trong suy nghĩ của mình. (XEM THÊM)

Theo các nhà khoa học, lười biếng là dấu hiệu của thông minh.

Phục dựng bức tượng thần Zeus cổ đại bằng công nghệ in 3D

Bức tượng gốc thần Zeus làm bằng gỗ, ngà voi và vàng, được coi là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại hiện, chỉ còn lưu lại trong các bản khắc và hình minh họa trên tiền xu. Trước tình hình đó, hai công ty công nghệ Stratasys và 3DPTree vừa sử dụng công nghệ in 3D phục dựng bức tượng cổ Hy Lạp chân dung thần Zeus trên đỉnh Olympia bị mất đi từ thế kỷ thứ 5. Nhiều phần của bức tượng in 3D được làm bằng nhựa dẻo. Phần thân tượng được tái dựng trong khoảng 2 ngày và đôi chân mất khoảng 20 giờ. Theo một chuyên gia về tượng cổ, công nghệ in 3D là "công cụ đầy đủ sức mạnh" giúp nhân loại biết được về những di sản đã mất. (XEM THÊM)

Bức tượng gốc thần Zeus làm bằng gỗ, ngà voi và vàng. (Nguồn: bbc.com)
Bức tượng gốc thần Zeus làm bằng gỗ, ngà voi và vàng. (Nguồn: bbc.com)