Xếp hạng này của Times Higher Education (THE) đánh giá mức độ đóng góp của các trường đại học cho Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs).

THE xếp hạng tác động của các trường đại học dựa trên điểm thể hiện đóng góp cho 17 SDG. Điểm tổng thể (trên thang điểm 100) của một trường đại học được tính dựa trên điểm đóng góp cho SDG 17 và ba điểm SDG cao nhất trong số 16 SDG còn lại. Nghĩa là, các trường đại học được chấm điểm dựa trên các tổ hợp SDG khác nhau, tùy vào trọng tâm của họ nhưng điểm chung là đều phải có SDG 17. Trong tổng điểm, SDG 17 chiếm trọng số 22%, mỗi SDG còn lại chiếm 26%. Nội dung của SDG 17 là tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Số điểm đóng góp cho mỗi SDG cũng được tính trên thang điểm 100 và dựa trên năng lực nghiên cứu, quản lý, tiếp cận cộng đồng, giảng dạy liên quan đến SDG đó.

Bất kỳ trường đại học nào gửi dữ liệu về SDG 17 và ít nhất ba SDG khác đều được THE đưa vào bảng xếp hạng tổng thể.

Kết quả, bảng xếp hạng năm nay bao gồm 1.400 trường đại học từ 106 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Phòng thí nghiệm nano tại Đại học Khoa học tự nhiên

Trong số 7 trường đại học của Việt Nam có tên trong xếp hạng, 5 trường vào nhóm hạng 601-800 (điểm tổng thể từ 57,3 - 64,9) gồm Đại học Duy Tân, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Tôn Đức Thắng, và Đại học Quốc gia Hà Nội; và 2 trường vào nhóm hạng 801-1.000 (điểm tổng thể từ 50,3 - 57,2) gồm Đại học FPT và Đại học Phenikaa.

Trong đó, Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Tôn Đức Thắng là hai trường của Việt Nam có điểm đóng góp SDG 17 cao nhất (nằm trong khoảng 58,8 - 70,2 điểm).

3 trường đại học đứng đầu bảng xếp hạng này là Đại học Western Sydney, Úc; Đại học Bang Arizona, Mỹ; và Đại học Western, Canada với điểm tổng thể 99,1.

Nguồn: