VietChallenge, cuộc thi khởi nghiệp cho người Việt trên toàn thế giới, đã chính thức khởi tranh mùa thứ 5. Chương trình hiện đang kêu gọi các startup tiềm năng đăng ký tham gia qua trang web http://jong.ventures/ Ban tổ chức đang tìm kiếm ứng viên có những tố chất nào?

Sau 4 năm tổ chức, VietChallenge đã trở thành một sự kiện lớn và uy tín với giới startup Việt Nam, một mặt tạo cơ hội cho các startup Việt Nam được học hỏi và thiết lập mối quan hệ với các quỹ đầu tư uy tín, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, đồng thời cũng trở thành "đấu trường" thu hút và quy tụ nhân tài Việt từ nhiều nơi trên thế giới.

Bước vào năm thứ 5, VietChallenge sẽ có nhiều thay đổi. Không chỉ có giải thưởng trị giá hơn - 50.000 USD, mà còn giúp các startup tham gia cuộc thi có cơ hội gọi vốn và hợp tác với Republic.co, công ty sở hữu và vận hành nền tảng gọi vốn cộng đồng cho startup tại Mỹ.

VietChallenge tìm kiếm những nhà sáng lập startup có tố chất gì?

Hành trình tìm kiếm những nhà sáng lập thực sự "có tầm" quả thật không hề đơn giản. Jean Phạm, phó chủ tịch của VietChallenge, đã chia sẻ với KH&PT những điểm chung của các founder thành công trong các mùa thi trước. Đây cũng là những tố chất được kỳ vọng ở các ứng viên mùa thi này.

4/6 founders thuộc top 6 VietChallenge 2019 đều là phụ nữ. Nguồn: VietChallenge

Sự khiêm tốn
Hoàn toàn ngược lại với hình dung của nhiều người về một nhà sáng lập startup lên sân khấu pitching về tầm nhìn và tham vọng chiếm lĩnh thị trường của họ, một nhà sáng lập khiêm tốn thực sự biết mình ở đâu, mình cần đi đến đâu và làm thế nào để đi đến đó. Việc luôn khiêm tốn và biết tiếp thu những kinh nghiệm và bài học từ mentors và advisors là cực kỳ cần thiết. Trong suốt quá trình tham gia VietChallenge, các nhà sáng lập startup sẽ liên tục gặp gỡ các nhà sáng lập, nhà đầu tư thiên thần và đại diện quỹ đầu tư tại Mỹ và Việt Nam để hoàn thiện bài pitch cũng như xây dựng chiến lược dài hạn.

Ngọc Huyền, Co-founder of Medlink – Quán Quân VietChallenge 2020, Forbes Asia 30 under 30. Tại VietChallenge 2019, dưới sự hướng dẫn của anh Nguyễn Đặng Việt Anh (Staff Design Engineer – Uber) , Medlink đã được học nhiều bài học và kĩ năng để phát triển doanh nghiệp. Trong đó bao gồm việc thiết kế giao diện UI/UX, một nhân tố quyết định của mọi nền tảng trực tuyến.

Thấu cảm và đam mê
Một câu hỏi mà mọi sáng lập startup sẽ phải trả lời khi ngồi vào bàn gặp gỡ các nhà đầu tư chính là: “Vì sao bạn chọn giải quyết vấn đề này?”. Câu trả lời chỉ có thể bắt nguồn từ hai yếu tố đó là sự thấu hiểu vấn đề và sự đam mê đi tìm cho giải pháp. Một nhà sáng lập tinh tế là người có thể hiểu sâu về một vấn đề tới mức họ chính là người có thể giải quyết nó chứ không phải ai khác. Khi đã quyết định khởi nghiệp tức là nhà sáng lập đã xác định sẽ gắn bó ít nhất từ 5-10 năm cuộc đời để giải quyết vấn đề này.

Khả năng thích ứng
Hơn lúc nào hết đây là thế giới đang cần những nhà sáng lập có khả năng thích ứng cực nhanh trước các biến động không ngừng của thị trường. Những vấn đề mà trước đây không có lời giải nay đã có nhiều giải pháp thay thế khiến các nhà sáng lập phải nghĩ lại về mô hình kinh doanh và tập khách hàng của mình để kịp thời có những điều chỉnh thích hợp. Thay đổi hay là chết luôn là câu hỏi mà founders bắt buộc phải có lời giải ở trong mọi tình huống.


Vân Phạm – Founder của Emmay, Top 6 VietChallenge 2020, tập trung vào việc tạo ra các vật liệu phân huỷ sinh học từ nấm, là một trong những nhà sáng lập được BTC đánh giá có kỹ năng thích nghi cực kỳ tốt. Sản phẩm của Emmay không chỉ độc đáo mà còn đề cao tính bảo vệ môi trường cao, phù hợp với thị trường Việt Nam và thế giới. Vân giải thích rằng Emmay chọn nhân viên của họ dựa trên mức độ nhân viên hiểu được các giá trị mà Emmay đang cố gắng mang lại. Emmay áp dụng nguyên tắc tương tự khi tìm nhà đầu tư để đi đường dài cùng startup.

Nếu những yếu tố trên hoàn toàn giống với bạn thì hãy gửi đơn về cho VietChallenge qua trang web http://jong.ventures/

Lịch trình của VietChallenge 2020
- 21/3/2020: Giới thiệu mùa mới và mở đơn đăng ký tham dự.
- 20/5/2020: Công bố các đội lọt vào bán kết;
- Từ ngày 20/5/2020: Chương trình huấn luyện trực tuyến 1-1 dành cho các startups
- Tháng 7: Vòng bán kết tại Hà Nội;
- Tháng 8: Chung kết VietChallenge và Đấu trường Startup 100 tại Hà Nội;
- Tháng 10: Cuộc thi Vietnam Startup Championship tại Mỹ và chương trình bootcamp tại Boston, Mỹ;

Theo BTC VietChallange, sau bốn mùa giải, VietChallenge đã nhận hơn 800 hồ sơ dự thi đến từ 21 quốc gia, kết nối số tiền đầu tư khoảng 8 triệu USD và tạo ra hơn 10.000 việc làm trên toàn thế giới. Các startup trải qua VietChallenge như Medlink (quán quân 2019), VIOT (quán quân 2018), Tubudd, Smilee, VDES, VVN AI đều đang bắt đầu gặt hái thành công.