Đóng góp của các nhà khoa học công dân có thể giúp khắc phục các hạn chế về thời gian, tài chính và thiếu công cụ theo dõi giám sát lũ lụt trên các sông.

Lực lượng chức năng cứu hộ các hộ dân bị cô lập do mưa lũ ở Lương Sơn, Hòa Bình. Ảnh: ĐVCC
Lực lượng chức năng cứu hộ các hộ dân bị cô lập do mưa lũ ở huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Ảnh minh họa: ĐVCC

Một nghiên cứu về lũ lụt trên sông Bùi (Hòa Bình) [Citizen scientists’ engagement in flood risk-related data collection: a case study in Bui River Basin, Vietnam] công bố trên tạp chí Environmental Monitoring and Assessment đã cho thấy tính khả thi của việc các nhà khoa học công dân tham gia thu thập dữ liệu liên quan đến nguy cơ, rủi ro lũ lụt ở khu dân cư họ sinh sống, và thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Người dân xung quanh sông Bùi hoặc xung quanh các khu vực bị ảnh hưởng lũ lụt đã tham gia vào quá trình thu thập dữ liệu với tư cách là nhà khoa học công dân sử dụng phương pháp tự điều tra hoặc điều tra bằng ứng dụng thu thập dữ liệu, biểu mẫu online và biểu mẫu trên giấy.

Các nhà khoa học đã phát triển mạng lưới giám sát lượng mưa dựa vào cộng đồng trong khu vực nghiên cứu bằng cách sử dụng máy đo mưa chi phí thấp.

594 người tham gia vào nghiên cứu đã đóng góp dựa liệu vào 594 bảng câu hỏi hoàn chỉnh và phép đo cho bốn đối tượng khảo sát trong năm đầu tiên thực hiện.

Trong suốt thời gian còn lại, năm nhà khoa học công dân là những người tham gia tích cực và đóng góp hơn 50 bảng câu hỏi hoặc phép đo đã hoàn thành, trong khi gần 50% nhà khoa học công dân chỉ tham gia một lần.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh dữ liệu liên quan đến rủi ro lũ lụt từ các nhà khoa học công dân với các nguồn dữ liệu độc lập khác và nhận thấy rằng sự thống nhất giữa hai bộ dữ liệu về điểm ngập lụt, phân loại sử dụng đất và thiệt hại do lũ lụt với canh tác nông nghiệp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các nhà khoa học công dân có thể giúp hỗ trợ và lấp khoảng trống về dữ liệu lũ lụt ở những khu vực thiếu dữ liệu.

Bài đăng số 1291 (số 19/2024) KH&PT