Thị trường động vật hoang dã bị nghi ngờ là nguồn gốc của vụ dịch do virus corona hiện tại và vụ dịch SARS năm 2002.

Tháng trước, chính phủ Trung Quốc đã tạm thời đình chỉ việc mua và bán các sản phẩm động vật hoang dã, thường được sử dụng làm thực phẩm, lông thú và trong các loại thuốc truyền thống ở Trung Quốc. Nhưng các biện pháp khẩn cấp sẽ được dỡ bỏ sau khi dịch bệnh kết thúc.

Cầy hương được cho là nguồn gốc của virus gây ra dịch SARS năm 2002.

Vụ bùng phát SARS-CoV-2 đã thu hút sự chú ý của công chúng về những rủi ro sức khỏe do ăn động vật hoang dã. Chính phủ Trung Quốc đã báo hiệu rằng họ muốn hành động ngay lập tức nhằm ngăn chặn các đợt bùng phát bệnh trong tương lai do lây từ động vật sang người, Li Zhang, một nhà sinh học bảo tồn tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh nói.

Cũng như đợt bùng phát lần này, thị trường động vật hoang dã bị nghi ngờ là nguồn gốc của virus corona gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng năm 2002, hay SARS, cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Và ăn thịt hoang dã được cho là nguồn virus Ebola ở Châu Phi.

Một số nhà nghiên cứu muốn cấm hoàn toàn việc buôn bán động vật hoang dã, trong khi những người khác nói rằng việc buôn bán bền vững một số loài động vật là là khả thi và sẽ có lợi cho những người dựa vào đó để kiếm sống. Cấm tiêu thụ thịt động vật hoang dã có thể làm nền kinh tế Trung Quốc 50 thiệt hại tỷ nhân dân tệ (7,1 tỷ USD) và khiến một triệu người mất việc, theo ước tính từ Hiệp hội Doanh nhân và Sinh thái phi lợi nhuận ở Bắc Kinh.

Nhưng luật pháp Trung Quốc vẫn còn mơ hồ về việc các loài không có trong danh sách có thể được giao dịch hợp pháp hay không, Li nói. Và danh sách này đã không được cập nhật trong 30 năm, và nhiều loài đã đã suy giảm nghiêm trọng trong thời gian đó và vẫn không được bảo vệ, chẳng hạn như loài nhím ngực vàng (Emberiza aureola).

Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cơ quan ra quyết định cao nhất của đất nước, sắp tới sẽ đưa ra quyết định về cách thức kiểm soát việc buôn bán các sản phẩm động vật hoang dã trong dài hạn.

Những quyết định này sẽ đặt ra định hướng cho việc sửa đổi luật về luật buôn bán động vật hoang dã - hiện chỉ cấm buôn bán một số loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng - vào cuối năm nay.


Tê tê, bị nghi ngờ là nguồn gốc động vật của SARS-CoV-2.Vảy của chúng thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc.

Buôn bán động vật hoang dã là một phần sinh kế đáng kể của người dân Trung Quốc và đóng cửa thị trường động vật hoang dã có lẽ sẽ chỉ đơn thuần là chuyển các giao dịch sang thị trường chợ đen, theo Zhao-Min Zhou, nhà nghiên cứu chính sách động vật hoang dã tại Đại học Sư phạm Tây Trung Quốc ở Nam Sung, Tứ Xuyên.

Nếu chính phủ tiếp tục cho phép buôn bán một số loài, những ngoại lệ này sẽ cần được quy định rõ ràng, để đảm bảo rằng việc thực thi không trở nên độc đoán và tùy ý. Cũng cần kiểm tra nghiêm ngặt hơn về thị trường và cơ sở chăn nuôi cho động vật hoang dã bị giam cầm, Zhou nói.

Mới đây ở Việt Nam, 10 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã (bao gồm Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), TRAFFIC, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã (TRAFFIC), v.v.) đã gửi thư kiến nghị Thủ tướng về một số biện pháp giảm thiểu buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã - các mối đe dọakhiến dịch bệnh dễ bùng phát.

"[...] có thể khẳng định rằng hoạt động buôn bán động vật hoang dã là một nguyên nhân gây ra sự lây truyền dịch bệnh thông qua tiếp xúc gần giữa con người và động vật hoang dã," Thư ngỏ tới Thủ tướng của 10 tổ chức này viết.

Các tổ chức nêu trong thư:"Để đảm bảo an toàn quốc gia, an ninh kinh tế và sức khỏe cộng đồng cũng như vì mục tiêu gìn giữ các hệ sinh thái quý giá của Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cần thực hiện các hành động mạnh mẽ và bền vững để ngăn chặn mọi hoạt động buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam cụ thể là:

● Xác định và đóng cửa các chợ và các địa điểm có buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Những cơ sở này rõ ràng đang vi phạm nhiều quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
● Xác định và thực thi lệnh cấm với các nhà hàng bán trái phép các sản phẩm thịt hoang dã.
● Ban hành các quy định bắt buộc với tất cả các nền tảng thương mại điện tử, phương tiện truyền thông xã hội và báo chí trực tuyến để theo dõi, loại bỏ mọi giao dịch, quảng cáo các sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp.
● Xây dựng các quy định, quy trình nghiêm ngặt để quản lý hiệu quả hoạt động gây nuôi thương mại.
● Cải cách thủ tục tư pháp để nâng cao hiệu quả răn đe, phòng ngừa trong công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã.
● Nâng cao nhận thức hơn nữa cho người dân Việt Nam về những rủi ro của việc tiêu thụ động vật hoang dã đối với an ninh công cộng và sức khỏe cộng đồng.
● Đảm bảo hợp tác liên bộ ngành khi thực hiện các điểm trên."

Nguồn:

Nature, PanNature