Việc hiểu thêm về sự hình thành của các hành tinh là một bước quan trọng để chúng ta hiểu sự hình thành, sự sống sót và khả năng sống của các hành tinh giống như Trái đất trong tương lai.
Kính viễn vọng James Webb đã chụp được những hình ảnh trực tiếp đầu tiên về carbon dioxide trên một hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời trong HR 8799 - một hệ thống đa hành tinh cách xa chúng ta 130 năm ánh sáng.
Các quan sát cho thấy bốn hành tinh khổng lồ của hệ thống được hình thành theo cách tương tự như sao Mộc và sao Thổ. Điều này cũng chứng minh rằng ngoài các phép đo ánh sáng sao, Webb còn có thể phân tích trực tiếp hóa học của bầu khí quyển ngoại hành tinh.
“Nhờ phát hiện ra carbon dioxide, chúng tôi đã chứng minh rằng có một phần đáng kể các nguyên tố nặng, chẳng hạn như carbon, oxy và sắt, trong bầu khí quyển của các hành tinh này,” William Balmer, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Johns Hopkins, người dẫn đầu công trình, cho biết.
“Chúng tôi muốn chụp ảnh các hệ Mặt trời khác và xem chúng giống hoặc khác như thế nào so với hệ Mặt trời của chúng ta. Từ đó, biết được hệ Mặt trời của chúng ta kỳ lạ như thế nào, hoặc bình thường như thế nào”.
Việc hiểu thêm về sự hình thành của các hành tinh là một bước quan trọng để chúng ta hiểu sự hình thành, sự sống sót và khả năng sống của các hành tinh giống như Trái đất trong tương lai.
Nguồn: hub.jhu.edu
Tin đăng KH&PT số 1336 (số 12/2025)
Ánh Dương và nhóm tác giả lược dịch