Vào giữa tháng 2/2025, Google đã giới thiệu AI co-scientist, một hệ thống AI đóng vai trò cộng tác viên khoa học ảo, hỗ trợ các nhà khoa học trong việc đưa ra giả thuyết và đề xuất nghiên cứu mới, đồng thời đẩy nhanh tốc độ khám phá trong các lĩnh vực khoa học và y sinh.
José Penadés và các đồng nghiệp tại Đai học Hoàng gia London đã mất 10 năm để tìm hiểu cách một dạng siêu vi khuẩn tăng khả năng lây nhiễm cho nhiều loại vi khuẩn khác. Kháng kháng sinh hiện là một mối đe dọa ngày càng tăng, mỗi năm cướp đi hàng triệu sinh mạng.
Nhưng khi nhóm nghiên cứu đưa câu hỏi này cho “co-scientist” AI của Google - một AI thiết kế để cộng tác với các nhà nghiên cứu - chỉ cần một lời nhắc ngắn gọn, AI đã đưa ra câu trả lời giống như những phát hiện chưa được công bố của họ chỉ trong hai ngày.
Penadés đã gửi email cho Google xác nhận và được biết họ không có quyền truy cập vào nghiên cứu này. Nghiên cứu mới chỉ công bố bản in trước vào tháng 2 và vẫn chưa được bình duyệt (peer preview). Điều này cho thấy AI có thể xem xét các bằng chứng sẵn có, đặt câu hỏi, thiết kế thí nghiệm… tương tự như cách các nhà khoa học vẫn làm nhưng thực hiện trong một thời gian ngắn hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tiềm năng, nhiều nghiên cứu do AI hỗ trợ đã được chứng minh là đem đến kết quả không trung thực hoặc gian lận. Vì vậy, các nhà khoa học đang đề xuất các biện pháp để đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy của nghiên cứu AI.
Nguồn: livescience.com
Tin đăng KH&PT số 1336 (số 12/2025)
Ánh Dương và nhóm tác giả lược dịch