Theo nghiên cứu khoa học, trồng cây dương xỉ trong nhà sẽ giúp loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen, làm giảm bức xạ từ máy tính, máy in... Ngoài ra, nó còn có tính thẩm mỹ khá cao.

Chậu dương xỉ xanh tốt. Ảnh minh họa.
Chậu dương xỉ xanh tốt. Ảnh minh họa.


1. Dụng cụ trồng và đất trồng

Cây dương xỉ thường được trồng ở bồn, chậu treo, chậu cảnh. Bạn có thể đặt chậu dương xỉ ở ban công, cửa sổ, giếng trời, lối ra vào, sân vườn, hiên nhà, quán cà phê, nhà hàng, phòng làm việc…


Dương xỉ không kén đất, có thể sống ở mọi loại đất. Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt nếu được trồng nên nên đất giàu mùn, nhiều dinh dưỡng để có bộ lá đẹp.

Ngoài ra, nó còn được trồng trong các tiểu cảnh, bồn cây, khe nước

Cây dương xỉ ưa bóng râm nhưng vẫn phát triển tốt ở nơi có ánh sáng hoàn toàn nếu cung cấp đủ nước.

Dương xỉ thủy sinh. Ảnh minh họa.
Dương xỉ thủy sinh. Ảnh minh họa.

2. Chọn giống và trồng cây

Cây dương sỉ thường được nhân giống bằng phương pháp tách gốc, có thể thực hiên khi thay chậu.

Lấy cây từ trong chậu cũ ra, thay bỏ đất cũ và cắt đi những phần gốc đã hỏng, sau đó tách cây và rễ ra. Khi cây mọc thêm khoảng từ 3 chồi trở lên là có thể trồng vào chậu. Trồng xong phải đặt cây ở chỗ râm mát, tránh ánh nắng.

Nếu trồng dương sỉ thủy sinh thì cần cột cây giống vào đá hoặc giá thể, để khoảng 2 tháng có thể tháo dây ra.

Chậu dương xỉ. Ảnh minh họa.
Chậu dương xỉ. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Cây dương sỉ không được để quá ẩm hoặc quá khô. Chính vì vậy, cần duy trì độ ẩm cho cây để phát triển nhanh nhất.

Dương sỉ rất dễ trồng và chăm sóc nên không cần bón phân nhiều. Khoảng 2 - 3 tháng có thể bón phân 1 đợt cho cây. Khi bón phân tránh việc bón vào lá. Lúc này, pha loãng phân và tưới vào gốc.

Dương sỉ trồng ở môi trường thủy sinh thường xuyên thay nước cho cây.

Thường xuyên cắt tỉa lá già, úa, khô héo để tạo dáng và giảm nấm bệnh cho cây.