Hiện nay, bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ ngày càng có tỉ lệ gia tăng và đe dọa không nhỏ đến tính mạng người bệnh. Tuy vậy, có rất ít người biết đến căn bệnh này nên khó phòng chống bệnh kịp thời dẫn đến chứng biến vô cùng nguy hiểm

Bệnh lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ hay bệnh Lupus là căn bệnh tự miễn mạn tính gây tổn thương đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch mất khả năng nhận biết và sản sinh ra rất nhiều kháng thể chống lại các tế bào ở các cơ quan này.

Thay vì hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ như virus, vi khuẩn… thì nó lại không phân biệt được đâu lạ đâu quen mà sinh ra vô số các kháng thể chống lại chính cơ thể mà mình đang bảo vệ.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này

- Phụ nữ, trẻ tuổi.

- HLA-DR3 cao hơn hẳn so với người bình thường.

- Một số trường hợp có tính chất gia đình.

- Một số thuốc có thể gây bệnh Lupút: Hydralazine, dihydralazine, procainamide, Acébutolol, D pénicillamine, quinidine, Isoniazide, chlorpromazine, sulfasalazine, minocycline, carbamazépine, interfenon α và γ.

- Các sản phẩm kỷ nghệ: Formaldéhyde, isocyanate và anhydride phtalique.

- Các chất cytokine như interfon, yếu tố kích thích sinh bạch cầu hạt, các kháng thể dùng trong lâm sàng như anti TNF.

- Tác nhân nhiễm trùng: như parvovirus B19.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lupus ban đỏ

Khởi phát

- Đa số bắt đầu từ từ, tăng dần: sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, đau khớp hoặc viêm khớp giống như VKDT.

- Một số trường hợp khởi phát nhanh, các triệu chứng đầy đủ ngay giai đoạn đầu.

- Có khi bệnh xuất hiện sau những nguyên nhân thuận lợi: nhiễm trùng, chấn thương, Stress, dùng các thuốc có thể gây Lupus.

Mệt mỏi dai dẳng kéo dài cũng có thể là triệu chứng của bệnh.
Mệt mỏi dai dẳng kéo dài cũng có thể là triệu chứng của bệnh.

Toàn phát

- Tổn thương nhiều cơ quan.

- Toàn thân: Sốt dai dẳng kéo dài, mệt mỏi, gầy sút.

- Cơ xương khớp: Đau, viêm, biến dạng khớp, loạn dưỡng cơ, hoại tử xương.

- Da niêm mạc: Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt, ban dạng đĩa ở ngoài da, xạm da do nắng, loét niêm mạc miệng, mũi, rụng tóc, viêm mao mạch dưới da.

- Máu và cơ quan tạo máu: Thiếu máu kéo dài, chảy máu dưới da, lách to, hạch to.

- Thần kinh tâm thần: Rối loạn tâm thần, động kinh.

- Tuần hoàn, hô hấp: Tràn dịch màng tim, màng phổi, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, hội chứng Raynaud, viêm phổi kẽ, viêm tắc động mạch, tĩnh mạch.

- Thận, gan: Protein niệu, tế bào trụ niệu, cổ trướng, rối loạn chức năng gan.

- Mắt: Tắc tuyến lệ (hội chứng Sjogren) viêm kết mạc, viêm võng mạc.

Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lupus ban đỏ.
Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lupus ban đỏ.

Bệnh lupus ban đỏ nguy hiểm như thế nào?

Nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời, bệnh lupus ban đỏ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tổn thương đến các hệ thống cơ quan trong cơ thể như:

– Hệ tim mạch: tràn dịch màng tim, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim…

– Ở phổi: viêm phổi, tràn dịch màng phổi.

– Ở thận: viêm cầu thận.

– Hệ thần kinh: rối loạn thâm thần, co giật, đột quỵ.

– Hệ tạo máu: thiếu máu, xuất huyết.

– Hệ tiêu hóa: viêm màng bụng, nhiễm trùng ruột, viêm gan.

Bệnh lupus ban đỏ tiến triển như thế nào?

- Thể cấp: Tổn thương nhiều nội tạng và nặng, tiến triển nhanh và tử vong sau vài tháng do các thương tổn ở thận, thần kinh, phổi nhiễm khuẩn.

- Thể mạn: Ít tổn thương nội tạng, biểu hiện ngoài da nhẹ, tiến triển chậm, tiên lượng tốt.

Tổn thương da dạng đĩa trong lupus ban đỏ dạng đĩa mạn tính.
Tổn thương da dạng đĩa trong lupus ban đỏ dạng đĩa mạn tính.

- Thể bán cấp: Tiến triển từng đợt, ngày càng nặng dần. Bệnh nặng thêm nếu có thai, nhiễm khuẩn, chấn thương, phẫu thuật, Stress, lạm dụng thuốc. Thường tử vong vì các biến chứng ở thận, thần kinh, nhiễm khuẩn. Thời gian sống trung bình 5 - 10 năm.

- Hội chứng Sharp: Là thể bệnh hỗn hợp giữa Lupút và xơ cứng bì, có các dấu viêm đa khớp, hội chứng Raynaud, ngón tay sưng to hình khúc dồi lợn, xơ hẹp thực quản, viêm đa cơ. Do ít biểu hiện nội tạng nên tiên lượng tốt hơn và nhạy cảm với Steroid.