Địa lan là loại cây cảnh được rất nhiều người yêu thích vì hoa của nó và không tốn nhiều diện tích trồng. Loài hoa này cũng rất dễ trồng và không tốn nhiều công chăm sóc.
Ảnh minh họa.
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồng
Chọn loại chậu phù hợp với điều kiện và phù hợp với cây địa lan. Loại lan lá dài, rủ thì nên chọn chậu cao, lan lá ngắn thì chọn chậu thấp hơn, khóm lan nhiều thân thì chọn đường kính chậu to. Nên dùng chậu kín lỗ bên hông, loại giống như chậu kiểng đang bán ngoài thị trường. Chậu phải thoát nước tốt, sau đó dùng một ít đá xanh nhỏ lót dưới đáy chậu (khoảng 2cm), để rễ cây không chui ra ngoài, mau có hoa.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây địa lan phát triển là từ 20 - 30 độ C. Ánh sáng rất quan trọng cho sự phát triển của địa lan, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ yếu ớt nhưng nếu nhiều ánh sáng quá sẽ làm hỏng lá cây, làm thay đổi màu sắc của cây.
Đất trồng
Đất thích hợp nhất hiện nay được dùng để trồng địa lan là vỏ thông, sỏi, than củi, đá trân châu thô, với tỷ lệ thích hợp là 1: 1: 1. Vỏ thông có tác dụng giữ ẩm trong hỗn hợp trồng, trước khi dùng phải xử lý mầm bệnh, ngâm trong nước sạch nửa tiếng, đợi cho thật khô mới sử dụng. Trong giá thể có các hợp chất với hoạt tính sinh học cao, giúp cho cây trồng có tính kháng bệnh.
Ảnh minh họa.
2. Chọn giống và trồng cây
Nếu là cây ở một chậu cũ (thay chậu): Khóm cây nhiều hơn 5 thân thì tách thành nhiều khóm nhỏ, mỗi khóm có ít nhất 2 thân, cắt bỏ dễ thối, lá hỏng. Khi tách có thể dùng tay hay dao sắc, ngay sau khi tách thì sát trùng và làm khô vết tách bằng cách dùng que sắt khoảng 2 li đã nung nóng trà sát vào vết tách cho tới khi vết tách khô, sau đó dùng sơn bôi vào vết tách (việc làm này rất quan trọng nó tránh nhiễm bệnh cho cây, cây không bị thối do nước tưới sau này), rồi sau đó để lan vào chỗ mát chờ cho khô sơn.
Nếu là cây vừa mới mua hay xin nơi khác: Khóm cây vẫn là nguyên chậu thì làm như trên, nếu tách chỉ 1 hoặc 2 thân từ khóm thì ngay lập tức phải sát trùng và làm khô vết tách như trên
Dùng vòi nước sạch để rửa sạch các khóm lan sau đó xếp lần lượt vào rổ, nên đánh dấu từng loại lan tránh nhầm (trong khi thao tác không làm hỏng rễ non).
Xếp các khóm lan vào trong chậu cho cân đối nên xoay các thân già vào tâm chậu còn các thân non hướng ra miệng chậu, như vậy bụi lan sẽ ở giữa chậu các cây con sẽ phát triển ra ngoài mép chậu. Sau đó ùng một tay để giữ bụi lan (có thể dùng que tre và dây buộc để định vị các khóm lan), tay kia cho chất trồng vào chậu. Cho tới khi đất trồng chính phủ kín 1/3 thân cây lan (trong quá trình cho chất trồng vào chậu thỉnh thoảng dùng 2 tay vỗ nhẹ vào thân chậu).
Dùng rêu nước hay vụn xỉ than để phủ lên bề mặt chậu 1 lớp mỏng sao cho thân cây lan vẫn phải hở 1 phần trên lớp phủ. Dùng nước tưới đẫm toàn bộ chất trồng nều trồng bằng bùn ao và dùng bình xịt để xịt rửa toàn bộ lá của lan. Nếu trồng bằng xỉ + cát thì chỉ dùng bình xịt để xịt rửa toàn bộ lá của lan. Xếp các chậu địa lan vừa mới trồng vào nơi râm mát.
Ảnh minh họa.
3. Chăm sóc
Cần đảm bảo rễ cây luôn ẩm nhưng không được ướt lâu, không được để cho cây bị quá khô rễ. Tăng lượng nước tưới trong giai đoạn cây phát triển, nhất là sau khi ra hoa. Khi cây đã phát triển hoàn toàn (khoảng tháng 9 Âm lịch) giảm lượng nước tưới, chỉ cung cấp lượng nước tối thiểu trong khi cây chuẩn bị ra chồi nụ. Khi có chồi nụ thì phải tưới đủ nước cho cành hoa phát triển tốt nhất.Có thể theo dõi lượng nước cần tưới qua việc nhìn lá cây lan, nếu cây khỏe mạnh bị thiếu nước, lá sẽ hơi nhăn, khi tưới nước, lá cây sẽ căng trở lại.
Thường xuyên theo dõi, cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây. Giúp cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, ngăn ngừa các tác động bất lợi khác xảy ra trong vườn. Thu nhặt các lá già, lá bệnh tiêu hủy. Điều chỉnh lượng ánh sáng theo mùa vụ.
Trong giai đoạn cây nảy mầm đến khi giả hành phát triển hoàn chỉnh cần bón phân có lượng N cao hơn. Trong giai đoạn chuẩn bị ra hoa nên dùng phân bón có lượng P cao hơn và K thấp hơn một chút để giúp cây có đủ dưỡng chất tạo chồi nụ và nuôi hoa.Trong suốt quá trình chăm sóc trong năm có thể kết hợp với bón phân hữu cơ như: Tưới nước ốc, cá, bì lợn… ngâm lâu ngày (nước trong và đã hết mùi) pha loãng để tưới vào gốc, xen kẽ với phun phân bón vi lượng thật loãng hàng tuần cho cây.
Trong thời gian cây phát triển chồi hoa tuyệt đối không dùng các loại phân bón qua lá, phân đọng trên chồi hoa dễ hỏng hoa. Có thể tự làm phân bón chậm tan bằng cách: Lấy phân vi sinh nhào với nước dạng vữa xây nhà, đem phơi khô đến trắng, xác, cứng, chặt nhỏ và đặt trên mặt chậu lan, khi tưới, phân sẽ tan dần vào trong đất.