Lan càng cua (hoa tiểu quỳnh) là loại cây cảnh được rất nhiều chọn để chưng trong nhà, phòng làm việc… Hoa nở đẹp và có màu sắc đa dạng từ đỏ, cam, vàng, hồng, trắng…
Chậu tiểu quỳnh ghép. Ảnh minh họa.
1. Dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây lan càng cua. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Cây tiểu quỳnh là loài thực vật chịu ánh nắng yếu, thích hợp với môi trường râm. Nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của lan càng cua là 15 - 28 độ C.
Đất trồng
Đất trồng lan càng cua phải giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt và hơi chua. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Chậu tiểu quỳnh chưng trên bàn làm việc. Ảnh minh họa.
2. Chọn giống và trồng cây
Cây lan càng cua thường được nhân giống bằng phương pháp ghép cây hoặc giâm cành. Tốt nhất là nên trồng vào mùa khô.
Chép cây: Gốc ghép thường được chọn là cây xương rồng, trước khi cắt ghép thì khử trùng dao bằng cồn hoặc hơ qua lửa đỏ. Chọn cành lan càng cua ghép dẹt hai bên khoảng 2 - 3 đốt ngón tay rồi xén ngang thân thành hình chữ V, cắm vào gốc ghép, sâu khoảng 2 - 3cm sau đó buộc chặt bằng tấm nilon, để vào nơi râm mát. Khi tưới nước không nên tưới nhiều, không tưới vào vết ghép, sau nửa tháng là cây sống ổn định. Phương pháp này rất được ưu chuộng vì cây sinh trưởng nhanh, hoa nở nhiều.
Giâm cành: Khi giâm cây có thể cắt mấy đốt thân, hong khô 1-2 ngày rồi cắm vào đất tơi xốp, tưới một ít nước. Về sau cách 3-5 ngày tưới 1 lần, không để đọng nước, sau 1 tháng là ra rễ, nảy chồi mới. Lưu ý: Nhân giống giâm cành cây không đẹp và hoa không nhiều.
Hoa lan càng cua nở kín cây. Ảnh minh họa.
3. Chăm sóc
Nên thường xuyên xịt nước trên lá cho cây lan càng cua. Nhưng loài này ưa môi trường tương đối khô, độ ẩm lý tưởng khoảng 40 - 60%. Tưới nước phải theo nguyên tắc không quá khô cũng không quá ướt, đất trồng trong chậu cũng phải theo nguyên tắc này.
Dùng loại phân hữu cơ đã lên men, phân tro để bón cho cây lan càng cua. Nên bón thêm phân vào thời kỳ cây nở hoa. Hoa lan càng cua có yêu cầu khá cao đối với phân bón, cách 10 ngày nên bón phân 1 lần, tốt nhất là dùng luân phiên 2 dạng phân tưới và phân hỗn hợp. Đến mùa Thu có thể ngừng hoặc bón ít đạm, nên bón chủ yếu lân, kali vì như thế sẽ thuận lợi cho việc ra hoa.