Đa phần núi lửa trên thế giới được tạo nên ở phần giao nhau của các mảng lục địa, cụ thể là xung quanh vành đai lửa hoặc ở các sống núi giữa biển, ngoại trừ dãy núi lửa ở Hawaii được tìm nằm gọn trong một mảng lục địa.
Chùm manti được cho là gắn liền với lõi Trái đất. Khi mảng kiến tạo di chuyển, vỏ đại dương mới được hình thành và núi lửa được tạo nên ngay trên nền mảng kiến tạo ấy.
Tiến sĩ Davies còn cho biết, sự khác biệt trên bề mặt là do “sự khác nhau rõ ràng giữa độ dày của thạch quyển” trong khu vực. Ông đã chỉ ra ở Bắc Queensland, thạch quyển chỉ dày 90km, tạo cơ hội cho magma phun trào trong khi phần khác của dãy núi lửa có thạch quyển dày tới 130km khiến ngăn ngừa sự phun trào của núi lửa. Độ dày vừa phải sẽ giúp sản sinh các leucitite giàu kali.
Ở phía Nam dãy núi mới được phát hiện tồn tại những mảng núi lửa đã tắt, điều này được giải thích là do sự đối lưu edge-driven ở ranh giới giữa các phần dày và mỏng của thạch quyển. Tiến sĩ Davies nói đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận về sự tương tác giữa một chùm manti và một đối lưu edge-driven.
Dãy núi lửa này được cho là dịch chuyển lên phía Bắc với tốc độ khá nhanh tới 7cm/năm. Việc di chuyển này khiến châu Úc dần nằm trên chùm manti.
Hiện giới chuyên gia chưa thấy hiện tượng phun trào nào dưới nền biển, nhưng việc xuất hiện một số trận động đất nhỏ trong khu vực khiến các nhà nghiên cứu cần phải lưu tâm nhiều hơn.