Mưa sao băng Geminid, nhật thực toàn phần tại Mỹ, sao chổi 45P/HMP xuất hiện là ba trong số các sự kiện thiên văn nổi bật trong năm 2017.

Sao chổi 45P/HMP

Năm 1948, sao chổi 45P/Honda-Mrkos-Pajdusakova được phát hiện cùng lúc bởi nhà thiên văn Minoru Honda người Nhật Bản và hai nhà thiên văn người Tiệp Khắclà Antonin Mrkos và Ludmila Pajdusakova, theo Mother Nature Network. Sao chổi này xuất hiện theo định kỳ trong hệ Mặt Trời sau mỗi 5 năm.

nhung-su-kien-thien-van-va-kham-pha-vu-tru-noi-bat-nam-2017

Sao chổi 45P/Honda-Mrkos-Pajdusakova tiến gần Trái Đất nhất vào ngày 11/2 với khoảng cách 12,4 triệu km. Ảnh: NASA.

Ngày 11/2/2017, sao chổi 45P/HMP sẽ tiến gần Trái Đất nhất với khoảng cách 12,4 triệu km và có độ sáng +6. Nó sẽ xuất hiện với phần phần đầu màu xanh dương và xanh lá cây rực rỡ gần chòm sao Hercules ngay trước bình minh. Những người yêu thích thiên văn có thể quan sát sao chổi 45P/HMP bằng kính thiên văn hoặc ống nhòm mạnh.

Thử nghiệm tên lửađẩyhạng nặng FalconHeavy

Đầu năm 2017, công ty SpaceX, Mỹ, dự kiến phóng thử nghiệm tên lửa đẩy hạng nặng FalconHeavyvào không gian. Tên lửa này gồm ba tên lửa Falcon 9 ghép lại với nhau và có 27 động cơ. Nếu thử nghiệm trên thành công, FalconHeavysẽ là tên lửa đẩy mạnh nhất thế giới.

Với khả năng mang hơn 60 tấn hàng vào quỹ đạo, FalconHeavy đóng vai trò rất quan trọng đối với các sứ mệnh thăm dò không gian của con người trong tương lai, bao gồm việc đưa con người tới sao Hỏa.

"Tên lửa FalconHeavy ngay từ đầuđược thiết kế để đưa con người vào không gian và thực hiện nhiệm vụ đưa phi hành gia lên Mặt Trăng hoặc sao Hỏa", SpaceX viết trên trang web của mình.

Nhật thực toàn phần

Ngày 21/8/2017, Mặt Trăng nằm thẳng hàng và ở giữa Trái Đất với Mặt Trời. Bóng của Mặt Trăng sẽ đi qua 14 bang nước Mỹ từ Oregon tới South Carolina. Đây là lần đầu tiên nhật thực toàn phần kéo dài từ bờ biển phía đông sang bờ biển phía tây nước Mỹ trong 99 năm qua.

nhung-su-kien-thien-van-va-kham-pha-vu-tru-noi-bat-nam-2017-1

Nhật thực toàn phần sẽ diễn ra tại Mỹ vào ngày 21/8. Ảnh: Ethan Daniels.

Hiện tượng nhật thực một phần có thể được quan sát ở các khu vực khác của Bắc Mỹ, Hawaii và một số vùng phía bắc Nam Mỹ.

Quan sát vành đai sao Thổ

Trong phần lớn thời gian năm 2017, sao Thổ sẽ có độ sáng lớn nhất trên bầu trời kể từ năm 2002. Nguyên nhân là do vành đai sao Thổ cùng với bán cầu bắc của hành tinh này nghiêng về phía Trái Đất, làm tăng khả năng nhìn thấy bằng mắt thường của chúng ta. Hiện tượng này sẽ không xảy ra cho đến ít nhất là năm 2030.

nhung-su-kien-thien-van-va-kham-pha-vu-tru-noi-bat-nam-2017-2

Sao Thổ được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini hôm 25/4/2016. Ảnh: NASA.

Sao Thổ dự kiến sáng nhất trên bầu trời đêm vào ngày 15/6, khi nó ở khoảng cách gần nhất với Trái Đất. Một chiếc kính thiên văn cỡ trung bình hoặc lớn sẽ giúp chúng ta quan sát vành đai sao Thổ và một số mặt trăng sáng nhất của nó.

Trung Quốc thám hiểm Mặt Trăng

Vào mùa thu năm 2017, Trung Quốc sẽ phóng tàu Hằng Nga 5 với nhiệm vụ hạ cánh lên Mặt Trăng và mang 2 kg mẫu đất đá trở về Trái Đất. Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên sau hơn 40 năm, con người lấy được mẫu đất từ Mặt Trăng để nghiên cứu khoa học.

"Chúng tôi đã sẵn sàng và mọi phòng thí nghiệm cũng sẵn sàng. Một khi mẫu đất trở về Trái Đất, chúng tôi có thể tiến hành phân tích ngay lập tức", Ouyang Ziyuan, giám đốc khoa học phụ trách Dự án thám hiểm Mặt Trăng,cho biết.

nhung-su-kien-thien-van-va-kham-pha-vu-tru-noi-bat-nam-2017-3

Tàu Hằng Nga 5 có nhiệm vụ lấy mẫu đất trên bề mặt của Mặt Trăng. Ảnh: Dự án thám hiểm Mặt Trăng.

Năm 2018, Trung Quốc dự định đưa tàu Hằng Nga 4hạ cánh xuống vùng tối của Mặt Trăng, khu vực không thể nhìn thấy trực tiếp từ Trái Đất và chưa bao giờ được thám hiểm. Tàu vũ trụ sẽ mang theo một robot tự hành nặng 16,8 kg để khám phá bề mặt Mặt Trăng, chuyển dữ liệu khoa học và hình ảnh về Trái Đất.

Mưa sao băng Geminid

Mưa sao băng Perseid diễn ra vào tháng 8 hàng năm thường là cơ hội tốt để những người yêu thích thiên văn quan sát và chụp ảnh. Nhưng sự kiện này năm nay phần lớn sẽ bị che lấp bởi ánh sáng của mặt trăng.

nhung-su-kien-thien-van-va-kham-pha-vu-tru-noi-bat-nam-2017-4

Một số người cắm trại chụp ảnh mưa sao băng Geminid tháng 12/2014. Ảnh: Eddie Yip.

Thay vào đó, chúng ta sẽ có thể quan sát trận mưa sao băng Geminid diễn ra vào đêm 14/12 với khoảng 100 vệt sao băng/giờ.

Tàu Cassini đâm vào sao Thổ

Năm 1997, Cơ quan Vũ trụ châu Âu(ESA), NASA và Cơ quan Vũ trụ Italy (ASI) phóng tàu vũ trụ Cassini để nghiên cứu sao Thổ, hành tinh khí khổng lồ trong hệ Mặt Trời. Tàu vũ trụ Cassini không chỉ giúp giới khoa học chụp ảnh sao Thổ, nó còn cung cấp nhiều dữ liệu khác về các vệ tinh của hành tinh này.

nhung-su-kien-thien-van-va-kham-pha-vu-tru-noi-bat-nam-2017-5

Tàu vũ trụ Cassini nghiên cứu sao Thổ. Ảnh: Wikipedia.

Tháng 12/2016, tàu Cassini bắt đầu nhiệm vụ bay lướt qua vành đai sao Thổ. Sau đó, nó tiến vào vành đai ngoài của sao Thổ khoảng 20 lần, mỗi lần 7 ngày cho tới tháng 4/2017 để quan sát một số vệ tinh nhỏ, đồng thời lấy mẫu phân tử và chất khí tại vành đai để phân tích.

Ngày 17/9/2017, tàu Cassini dự kiến lao vào bầu khí quyển sao Thổ và ngừng hoạt động sau khi gửi toàn bộ dữ liệu quan trọng về Trái Đất.