TS Phạm Nguyễn Kim Tuyến
“Năm 2001, khi mình làm thạc sỹ, cô vẫn chưa biết dùng diện thoại. Sau này biết dùng rồi, mỗi ngày cô đều nhắn tin, gọi điện hỏi xem làm tới đâu rồi. Cô là bà chủ nợ kiên trì nhất, đòi dai nhất. Nhiều hôm thấy tin nhắn của cô mà giật mình, tỉnh dậy làm tiếp cho xong. Dù đã bảo vệ luận án được 15 năm nhưng tôi vẫn được cô động viên, dìu dắt trong con đường nghiên cứu”.
TS Đỗ Thị Mỹ Liên
Hồi học thạc sỹ, vây quanh mình là việc công ty, việc gia đình, con nhỏ. Có những lúc bế tắc vì ôm đồm quá nhiều, mình xin tạm ngừng nhưng cô nhất định không đồng ý, bảo nếu thế sẽ “mất lửa” và rất khó tiếp tục trở lại. Cô chỉ ra cho mình những điểm đã làm được rồi hằng ngày, hằng tuần gọi điện hỏi xem công việc đến đâu, khó khăn chỗ nào để cô giúp. Mỗi ngày, mình đều nghĩ đến cô để vượt qua, nhờ vậy mới có được ngày hôm nay.
Có lần bị cô la vì làm sai, mình im lặng rồi đi công tác nước ngoài. Lần đầu tiên hai cô trò mấy tuần liền không nói chuyện, liên lạc với nhau. Cuối cùng, cô Phụng chủ động viết email hỏi mình đi công tác thế nào, đã hòa nhập với bạn bè chưa. Sau này mỗi lần nhớ lại mình đều rất hối hận.
TS Tôn Nữ Liên Hương - giảng viên Đại học Cần Thơ
GS Phụng giống như nguồn năng lượng, cứ ở đó để mỗi học trò khi cạn kiệt năng lượng thì cô lại tiếp cho. Có những lúc tôi gặp trở ngại về sức khỏe, công việc không được như mong muốn, cô lại động viên để tôi vượt qua. Với mỗi người, cô bao giờ cũng có những cách quan tâm riêng. Mỗi ngày, cô đều nhớ ai đã làm tới đâu, hôm nay cần phải làm gì để nhắc nhở. Với chúng tôi, cô thật sự là một người mẹ.
Tôi đã học ở cô lòng yêu học trò. Tôi được GS Phụng yêu thương thế nào thì khi đến trường, tôi đối với học trò y như vậy. Khi tôi mời được cô xuống Cần Thơ, chúng tíu tít bảo nhau “sư bà bà về.