Các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong việc chỉnh sửa gien theo ý muốn, mở ra cơ hội loại bỏ nhiều bệnh di truyền ở người như ung thư, viêm khớp.

Các nhà khoa học Mỹ đã có thể có ý tạo ra chuột màu xám với tỷ lệ thành công lên tới 70% nhờ công nghệ gen - Ảnh: Financial Times

Các nhà khoa học Mỹ đã có thể có ý tạo ra chuột màu xám với tỷ lệ thành công lên tới 70% nhờ công nghệ gen - Ảnh: Financial Times

Công nghệ chỉnh sửa gien đã có nhiều thành công trong những năm qua, tuy nhiên bước phát triển mới nhất của các nhà khoa học Mỹ là rất đáng chú ý. Cụ thể, họ đã dùng công nghệ chỉnh sửa gien Crispr để chỉnh sửa gien chuột theo ý muốn.

Những con chuột bạch trong phòng thí nghiệm đã được các nhà khoa học tại Đại học California San Diego chỉnh sửa gien để chúng thay đổi màu lông từ trắng sang xám. Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Nature, cho thấy lần đầu tiên các nhà khoa học có thể can thiệp, chỉnh sửa chính xác gien mà họ mong muốn trên một loài động vật có vú. Mức độ chính xác của thủ thuật này cao hơn rất nhiều so với các phương pháp chỉnh sửa gien trước đây.

Các nhà khoa học tin rằng công nghệ này một ngày nào đó có thể được áp dụng cho một loạt các ứng dụng trong phòng thí nghiệm. Thậm chí, nếu hoàn thiện hơn, con người có thể chỉnh sửa gien để loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ bệnh di truyền ở người như ung thư, viêm khớp...

Kimberly Cooper, tác giả chính của nghiên cứu cho biết "với sự phát triển hơn nữa, chúng tôi nghĩ rằng sẽ có thể tạo ra những loại động vật mắc các bệnh di truyền phức tạp ở người, như viêm khớp và ung thư, những thứ bệnh hiện không thể làm được".

Nghiên cứu của UCSD cũng có thể được sử dụng để quét sạch sâu bọ xâm lấn bằng cách truyền các động vật đột biến gây hại cho quần thể của những loài này. Chiến dịch diệt các loài thiên địch này bằng công nghệ gien sẽ hợp lý và có lợi cho môi trường hơn so với việc dùng thuốc hóa học tiêu diệt chúng.

Cụ thể, các nhà khoa học có thể tạo ra những cá thể muỗi, sâu bọ không có khả năng sinh sản và đưa chúng vào quần thể sinh vật tự nhiên để những quần thể này tự tuyệt chủng. Việc tiêu diệt các thiên dịch "có chủ đích" sẽ không gây ra tác hại lớn cho môi trường như khi dùng thuốc hóa học.

Trong nghiên cứu của mình, sử dụng công nghệ Crispr, các nhà khoa học Mỹ đã dùng một thủ thuật gọi là CopyCat lên gien tyrosinase của chuột vốn quy định màu lông của những con chuột thế hệ sau. Kết quả là tới 70% những con chuột bạch thế hệ tiếp theo được sinh ra có lông màu xám thay vì màu trắng tự nhiên.

Tuy nhiên, hiện thủ thuật này chỉ được sử dụng lên chuột cái, tận dụng sự xáo trộn di truyền diễn ra trong quá trình sản xuất trứng của động vật có vú. Thủ thuật tương tự không hoạt động trong quá trình sản xuất tinh trùng của chuột đực, và nguyên do thì chưa rõ.

"Nếu thực hiện thủ thuật này với nhiều gien cùng lúc, có thể sẽ có một cuộc cách mạng hóa trong di truyền trên chuột", bà Cooper cho biết thêm.

Dù vậy, vẫn có nhiều người chỉ trích công nghệ biến đổi gien này, lo lắng rằng việc thả côn trùng chỉnh sửa gien có thể sẽ xuất hiện bất cứ đâu, gây ra hậu quả sinh thái không lường trước được.