Một báo cáo của Viện Khoa học Công nghệ giao thông vận tải (ITST) dẫn kết quả điều tra chi tiết của Cục Địa chất khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường tại 13 đoạn dọc đường Hồ Chí Minh và 4 đoạn dọc Quốc lộ 1 đã chỉ ra 9 đoạn có nguy cơ trượt lở đất rất cao.

Đó là các đoạn đường:

Đoạn đèo Đá Đẽo - Khe Gát dài 9km (xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình).

Đoạn Bắc đèo U Bò dài 29km (xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình).

Đoạn đèo Khu Đăng dài 10km (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình).

Đoạn đèo Cổng Trời dài 31km (xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình và xã Hướng Lập, huyện Hương Hoá, Quảng Trị).

Đoạn đèo Sa Mù dài 22km (xã Hướng Phùng, huyện Hương Hoá, Quảng Trị).


Đoạn đèo Hai Hầm dài trên 25km (xã A Roằng, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã ghi nhận 28 điểm trượt, trong đó có 24 điểm lớn và rất lớn.

Đoạn đèo Sông Bung dài 25km (Đông Giang và Nam Giang, Quảng Nam).

Đoạn đèo Lò Xo dài 20km (Đăk Man, Đăk Glei, Kon Tum).

Theo số liệu thống kê theo dõi của ITST, tình hình đất sụt trên đuờng Hồ Chí Minh những năm qua chủ yếu diễn ra mạnh mễ trên các đoạn: Huơng khê - Tân Ấp, Ngã ba Pheo - bắc cầu Bùng, Hiên - Thạch Mỹ, cầu Xơi - Khâm Đức, Khâm Đức - Đắc Zôn, Đắc Zôn - Đắc Pét... và trên một số đoạn của nhánh phía tây như Khe Gát - đèo U Bò, A Đớt - A Tép, A Tep - Thạch Mỹ...