Chính thức trang bị cho Hải quân Mỹ từ năm 1974, tiêm kích hạm F-14 được xem là chiến đấu cơ thuộc hàng hiện đại nhất của nước Mỹ thời bấy giờ. Sứ mệnh đầu tiên của F-14 rất bất ngờ lại chính là Việt Nam – nơi mà người Mỹ thất bại ê chề 2 năm trước đó trong Chiến dịch Linebacker II và buộc phải ký kết Hiệp định Paris lập lại hòa bình ở Việt Nam, bên cạnh đó là buộc phải rút quân hoàn toàn. Vậy tại sao các chiến đấu cơ F-14 lại xuất hiện ở miền Nam Việt Nam năm 1975.
Đầu năm 1975, tàu sân bay USS Enterprise (CVN-65) mang theo liên đội hàng không với hai phi đội tiêm kích F-14A (VF-1 và VF-2) hành quân tới vùng biển Việt Nam tham gia "chiến dịch Gió lốc" di tản toàn bộ công dân Mỹ khỏi Sài Gòn vào tháng 4/1975. Trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch này, các máy bay F-14 đã tiến hành hoạt động suốt tuyến đường bay của trực thăng di tản người Mỹ. Đây chính là sứ mệnh đầu tiên của F-14 và cũng là cuối cùng của mẫu máy bay chiến đấu tối tân này ở Việt Nam.
F-14 Tomcat (mèo đực) là máy bay chiến đấu kiểu cánh cụp cánh xòe, hai động cơ, hai chỗ ngồi, tốc độ siêu âm do Tổng Cty hàng không Grumman phát triển từ cuối năm 1970. Nguyên mẫu thực hiện chuyến thử đầu tiên vào tháng 12/1970, chính thức biên chế cho Hải quân Mỹ mà trực tiếp là liên đội hàng không trên tàu sân bay USS Enterprise vào ngày 22/9/1974.
Chiến đấu cơ F-14 được thiết kế cho nhiệm vụ chính là chiếm ưu trên thế trên không, phòng không, đánh chặn, trinh sát hàng không chiến thuật và có thể tấn công mặt đất.
F-14 được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe được kiểm soát hoàn toàn tự động bởi "máy tính dữ liệu hàng không trung tâm".
Máy bay chiến đấu F-14 khi khép cánh hết góc.
F-14 được trang bị cặp động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy TF30 (hoặc còn gọi là JT10A) cung cấp lực đẩy tổng thể đến 93kN/chiếc, cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa Mach 2,34. Tuy nhiên động cơ TF30 bị chỉ trích nhiều là thiếu tin cậy, dẫn tới tai nạn cho các máy bay F-14. Dẫu vậy, có tới 70% số F-14 (trong tổng số 712 chiếc F-14 được chế tạo từ 1969-1991) sử dụng động cơ TF30, các biến thể sau này gồm F-14B/D được trang bị động cơ tin cậy hơn là F110-GE-400.
Máy bay đạt tốc độ vượt âm thanh Mach 2,34 tức 2.485km/h ở trần bay cao, bán kính chiến đấu 926km, trần bay 15,2km, vận tốc leo cao 229m/s.
Mặc dù có tính năng bay cao, không thua kém MiG, tuy nhiên việc dùng kiểu cánh cụp cánh xòe khiến F-14 không hề thích hợp để không chiến quần vòng. Rất may, nó được trang bị radar mạnh giúp nó mang những tên lửa đối không tầm xa đem lại ưu thế đáng kể trước MiG.
Biến thể sản xuất nhiều nhất F-14A được trang bị radar mạng pha băng X AN/AWG-9 tích hợp khả năng nhạn diện địch - ta, theo dõi cùng lúc 24 mục tiêu, bắt bám trong chế độ "theo dõi trong khi quét" 6 mục tiêu cách 97km, có khả năng khóa mục tiêu nhỏ ở trần bay thấp như tên lửa hành trình, phát hiện máy bay ném bom cách đến 160km. Từ biến thể F-14D (sản xuất số lượng nhỏ) sử dụng radar AN/APG-71 có tầm trinh sát đến 370km. Ảnh: Màn hình hiện sóng radar AN/AWG-9.
Ngoài AN/AWG-9, F-15 còn được trang bị cảm biến tìm kiếm - theo dõi hồng ngoại AN/ALR-23 hoặc trạm quang học/hồng ngoại AAX-1 có khả năng nhận diện và theo dõi máy bay ở cự ly tối đa đến 97km với mục tiêu lớn (như máy bay ném bom).
Máy bay chiến đấu F-14 được trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm (với 675 viên đạn) và 10 giá treo mang tổng cộng 6,6 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không, không đối đất và bom thông minh.
Khả năng tác chiến không đối không của F-14 là rất đáng gờm với việc mang tổng cộng 8 tên lửa không đối không tầm ngắn - tầm trung hỗn hợp tùy từng nhiệm vụ cụ thể. Trong ảnh, F-14 mang tới 6 tên lửa không đối không tầm siêu xa AIM-54 Phoenix.
AIM-54 từng là "sát thủ diệt chim sắt" mạnh nhất của Không lực Mỹ, với tầm bắn lên tới 190km, độ cao bắn hạ mục tiêu đến 24km, tốc độ bay Mach 5, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động (kích hoạt khi cách mục tiêu 18km).