Mỗi ngày chúng ta đều tham gia vào cộng đồng mạng xã hội. Nhưng bắt đầu từ khi nào, điều này trở thành một vấn đề đáng lo ngại?

Facebook, Twitter, Instagram, Linkedln, Pinterest… Một cái “like” ở đây, một lần “tweet” ở kia, một lần “selfie” trên Instagram và cũng không quên cập nhật tài khoản của mình trên Linkedln… Mỗi ngày chúng ta đều tham gia vào cộng đồng mạng xã hội. Nhưng bắt đầu từ khi nào, điều này trở thành một vấn đề đáng lo ngại?


Khi mà chúng ta đang sống trong một thế giới khao khát được thấy tất cả mọi thứ một cách rõ ràng và minh bạch, rất khó để bảo vệ quyền riêng tư. Ngày càng nhiều người sử dụng internet để tìm hiểu thông tin, các chương trình dùng Internet để đưa tin và các tổ chức sử dụng internet để thể hiện quan điểm, thông điệp và đưa tin các sự kiện, đã khiến hệ thống thông tin bị đảo lộn hoàn toàn. Mối quan hệ giữa các phương tiện thông tin truyền thống và quần chúng, thông qua tác nhân thứ ba là mạng xã hội, đã có những sự thay đổi quan trọng. Điều này khiến các tác nhân trong xã hội phải suy nghĩ theo một cách khác về quá trình truyền tin, cũng như việc đưa tin các sự kiện.

Từ nhiều công trình nghiên cứu mà chúng tôi đã tham gia cũng như đã trực tiếp thực hiện, chúng tôi hoàn toàn tin rằng, cần phải có một lý thuyết mới về hệ thống thông tin đa phương tiện, để hiểu rõ hơn quá trình biến đổi sâu sắc đang diễn ra. Và để so sánh mô hình đưa tin truyền thống với những gì đang diễn ra ở kỷ nguyên số, thì việc sử dụng khái niệm ẩn dụ “hệ sinh thái” là hoàn toàn thích đáng. Vì vậy, chúng tôi sẽ trình bày ở đây, hệ sinh thái thông tin xã hội số.

Theo The Next Web, Việt Nam xếp thứ 7 trong Top 10 quốc gia có nhiều người dùng Facebook nhất thế giới, với 64 triệu tài khoản, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook trên toàn cầu. Trung bình mỗi người Việt Nam dành ra hơn 2,5 giờ “lang thang” trên mạng xã hội, họ ở độ tuổi trung bình từ 18 – 34. Vấn đề về an ninh mạng, nghiện mạng xã hội... đang đặt ra nhiều vấn đề trong xã hội Việt Nam.

Vậy, giới trẻ Việt Nam nên khai thác mạng và sử dụng mạng xã hội như thế nào để không bị cuốn theo thế giới ảo? Cần có các tác động và chiến lược quản trị mạng xã hội để cải thiện truyền thông chính sách, quá trình chính sách và chất lượng chính sách (chính sách nói chung, và chính sách để quản trị mạng xã hội nói riêng) như thế nào?

Buổi trò chuyện với chuyên đề “Sử dụng mạng xã hội để đọc thông tin – Mạng xã hội và Quá trình chính sách” sẽ diễn ra vào lúc 17g ngày 19.1.2018, tại hội trường trung tâm Văn hoá Pháp (Hà Nội), với sự tham gia của GS.TS Arnaud Mercier, đại học Paris 2 Panthéon-Assa; PGS.TS Trần Thị Thanh Thuỷ, phó viện trưởng viện Lãnh đạo học, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; và TS Lê Hải Bình, phó giám đốc học viện Ngoại giao Việt Nam.

Arnaud Mercier là giáo sư đại học cao cấp, chuyên ngành khoa học thông tin và truyền thông tại viện Báo chí Pháp, trường đại học Paris 2- Assa, phụ trách chương trình cử nhân, nghiên cứu viên tại CARISM, phụ trách chương trình khoa học tại HCERES kỳ 71, chủ tịch trang tin The Conversation France. Giáo sư đã viết nhiều sách và hướng dẫn nhiều đề tài khoa học, trong đó phải kể đến cuốn Bình luận và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội (Paris, Presses de la MSH Paris, 2017), Báo hình, Chính sách truyền thông và thông tin chính trị (Paris, Presses de Sciences Po, 1996) sách đã bán hết, QCM về khoa học chính trị (Paris, Gualino éditeur, 1996)…