Hãng sản xuất xe lớn nhất nước Đức, Volkswagen vừa tuyên bố sẽ thu hồi 11 triệu xe có dính lỗi vi phạm về khí thải. Theo đó, đây sẽ là một cuộc triệu hồi xe lớn nhất trong lịch sử của ngành sản xuất ô tô.

Theo một số nhà phân tích, chi phí cho kế hoạch nêu trên có thể vượt quá 6,5 tỷ USD. Trong tuần tới, hãng xe này sẽ thông báo danh sách khách hàng và thay thế phần mềm gian lận lượng khí thải đã gắn vào xe bằng thiết bị đạt chuẩn. Dự kiến tới tháng 10, tập đoàn này trình kế hoạch sửa chữa lỗi kỹ thuật nói trên lên các cơ quan chức năng.

Trong một diễn biến khác, cựu CEO của Volkswagen, Martin Winterkorn, dù đã từ chức song ông đang phải đối mặt với một cuộc điều tra hình sự của cơ quan chức năng. Theo CNN, các công tố viên Đức vừa tiến hành một cuộc điều tra hình sự nhằm vào ông, trong đó tập trung vào các cáo buộc về gian lận lượng khí thải của một số dòng xe đã bán ra thị trường.

Có thể, cựu CEO này có thể lãnh án đến 10 năm tù nếu bị kết án có tội. Cơ quan chức năng của Đức cũng đang mở rộng điều tra đối với các nhân sự có liên quan.

Martin Winterkorn, Volkswagen, xe đức, xe sang, triệu-hồi, khí-thải, gian-lận-khí-thải

Bê bối Volkswagen làm xấu mặt lịch sử công nghiệp ô tô

Winterkorn đã phải từ chức chỉ vài ngày sau vụ bê bối, trước áp lực của dư luận. Volkswagen đã thừa nhận những sai phạm trong việc can thiệp phần mềm của gần 500.000 xe để vượt qua các bài kiểm tra về khí thải. Tổng số xe vi phạm trên toàn cầu lên tới 11 triệu chiếc.

Đầu tháng 9/2015, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã phát hiện phần mềm có tên “thiết bị đánh bại” trong xe hơi do hãng này sản xuất đo lượng khí thải không chính xác. Trong điều kiện lái xe bình thường, những chiếc xe có gắn thiết bị gian lận có thể thải ra môi trường lượng oxit nito nhiều gấp 40 lần so với tiêu chuẩn.

Thụy Sĩ vừa cấm bán các mẫu xe diesel của Volkswagen áp dụng cho các xe trong chuẩn khí thải Euro 5, bao gồm các xe mang thương hiệu VW, Seat, Skoda và một số xe khác thuộc sở hữu của tập đoàn. Tuy nhiên, lệnh cấm chỉ ảnh hưởng đến những xe chưa bán ra hoặc đăng ký cũng không áp dụng cho những xe đang trong giai đoạn sản xuất với các động cơ tiêu chuẩn Euro 6.

Vụ việc bại lộ khiến không chỉ bản thân Volkswagen chịu điều tiếng. Đây được coi là một trong những bê bối lớn nhất trong ngành công nghiệp ô tô thế giới. Nó còn ảnh hưởng đến những hãng sản xuất ôtô và các nước khác, thậm chí là cả tương lai của nhiên liệu diesel.

Hãng xe Đức Mercedes tuyên bố sẽ dần thay thế các dòng xe diesel bằng dòng xe hybrid chạy năng lượng điện với lý do chi phí phát triển và sản xuất máy dầu quá cao.

Các thị trường như chứng khoán và đầu tư cũng bị ảnh hưởng.Quỹ đầu tư quốc gia của đất nước vùng Vịnh Qatar (QIA) nắm giữ cả cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi của Volkswagen cókhoản lỗ lớn nhất, lên tới khoảng 8,4 tỷ USD.