Với khoản tiền đầu tư này, Medigo dự định mở rộng dịch vụ của mình sang cung cấp các giải pháp y tế từ xa và những dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác, nhất là trong bối cảnh chi tiêu của người dân cho chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam ngày càng tăng

jj
Lê Hữu Hà – nhà sáng lập Medigo. Ảnh: khoinghiepsangtao

“Một đêm nọ, khi con gái tôi lên cơn sốt, tôi đã phải vất vả chạy đôn chạy đáo tìm kiếm hiệu thuốc còn mở cửa để mua thuốc cho con”, anh Lê Hữu Hà, nhà sáng lập Medigo - ứng dụng được ví như Now, GrabFood trong ngành dược - kể về nguyên cớ khiến anh nảy ý định tạo ra một ứng dụng giao thuốc xuyên đêm. Năm 2019, Medigo ra đời với mục tiêu giúp người dùng đặt thuốc từ các hiệu thuốc đáng tin cậy trong khu vực xung quanh nơi họ sống.

Theo anh Hà, người Việt Nam vẫn cần đến các nhà thuốc để mua thuốc. Dù có đến hơn 30.000 nhà thuốc tư nhân trên toàn quốc nhưng chất lượng của chúng rất chênh lệch, và nhiều người sống ở vùng nông thôn phải đến các hiệu thuốc ở trung tâm thành phố để mua thuốc.

Bắt tay vào xây dựng Medigo, anh Hà và các cộng sự đặt ra 4 mục tiêu cho sản phẩm của mình: Phục vụ 24/7, phản hồi tức thì kể cả ban đêm; các nhà thuốc uy tín đạt chuẩn GPP trong phạm vi gần nhất với người dùng; thuốc sẽ được giao ngay trong thời gian ngắn nhất đến tay khách hàng; thao tác nhanh gọn, dễ dàng để người già cũng có thể sử dụng.

Ngoài việc nhờ dược sĩ tư vấn và mua thuốc, người dùng Medigo có thể tải lên đơn thuốc do bác sĩ kê, hệ thống sẽ tìm kiếm các hiệu thuốc gần nhất, chốt đơn và shipper chịu trách nhiệm giao thuốc đến tận nhà.

Kể từ đó, Medigo đã hợp tác với hơn 200 cơ sở y tế tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Công ty cho biết trong sáu tháng qua, tổng giá trị giao dịch (GMV) đã tăng gấp 8 lần. Medigo hiện có hơn 200.000 người dùng trên nền tảng của nó.

Mới đây, Medigo đã huy động được khoản đầu tư trị giá 1 triệu USD trong vòng hạt giống từ Touchstone Partners, một quỹ đầu tư mạo hiểm mới ở Việt Nam.

Medigo có kế hoạch mở rộng dịch vụ của mình sang cung cấp các giải pháp y tế từ xa và những dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác, nhất là trong bối cảnh chi tiêu của người dân cho chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam ngày càng tăng, dự kiến đạt 22,7 tỷ USD trong năm nay.

Cũng trong tháng này, startup công nghệ y tế trong lĩnh vực phân phối dược phẩm BuyMed, hay còn được gọi là Thuocsi, cũng đã công bố khoản đầu tư trong vòng gọi vốn series A trị giá 9 triệu USD do Smilegate Investment (Hàn Quốc) dẫn dắt.

Nguồn: