Các chuyên gia từ MIT Media Lab và Facebook đã phát triển thuật toán cung cấp địa chỉ cho 4 tỷ cư dân thế giới sống trong lều bạt và các ngôi nhà lụp xụp không địa chỉ khiến họ không thể gọi bác sĩ cấp cứu, đồng thời gây khó khăn cho nhân viên bưu điện hoặc người đưa hàng…

Nếu không có địa chỉ cụ thể, người dân sẽ không được hưởng các dịch vụ quan trọng như thư tín, chăm sóc y tế, cứu trợ khi bị thiên tai… - Ảnh : Thor Alvis /Unsplash

Nếu không có địa chỉ cụ thể, người dân sẽ không được hưởng các dịch vụ quan trọng như thư tín, chăm sóc y tế, cứu trợ khi bị thiên tai… - Ảnh : Thor Alvis /Unsplash

Theo Technology Review, tình trạng thiếu địa chỉ rõ ràng là một vấn đề nghiêm trọng khi bất ngờ cần gọi bác sĩ cấp cứu, đồng thời gây khó khăn cho nhân viên bưu điện hoặc người đưa hàng.

Hiện giờ có 4 tỷ cư dân trái đất sống trong lều bạt và những ngôi nhà lụp xụp không hề có địa chỉ. Các kỹ sư ở Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ (MIT) và Facebook đã giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của học máy và các vệ tinh.

Tình trạng đường sá thiếu tên không chỉ là một vấn đề lý thuyết đối với các nhà lập bản đồ hoặc các nhà phát triển điều hướng. Nếu không có địa chỉ cụ thể, người dân sẽ không được hưởng các dịch vụ quan trọng như thư tín, chăm sóc y tế, cứu trợ khi bị thiên tai, bỏ phiếu và nhận bằng lái xe.

Ngoài ra, nếu nhà không có địa chỉ, chủ nhà không thể yêu cầu giao hàng tận nhà. Trong trường hợp này, sự mô tả đại loại như “ngôi nhà có cánh cửa màu đỏ đối diện với nhà thờ” rõ ràng là không đủ. Các chuyên gia từ MIT Media Lab và Facebook đã đề xuất giải pháp cho vấn đề trên.

Với sự trợ giúp của các kỹ thuật học sâu, họ đã phát triển một thuật toán có thể nhìn thấy đường sá rõ nét trên các hình ảnh vệ tinh.Theo mật độ của các ngôi nhà, đường mà thuật toán xác định trung tâm của khu định cư. Tiếp theo, một phần mềm phân phối tên cho đường sá tùy thuộc vào hướng và vị trí của các con đường từ trung tâm.

Sau khi kiểm tra thuật toán trên các bản đồ nơi đường sá không có tên thực sự, các nhà khoa học nhận thấy trong hơn 80% các trường hợp, thuật toán đặt tên chính xác các khu vực đông dân cư.

Ngoài dự án MIT Media Lab và Facebook, còn có một công nghệ tương tự, đó là công nghệ what3words của nhà khoa học Anh Chris Sheldrick. Công nghệ này chia thế giới thành các ô vuông có kích thước 3 x 3 m. Và mỗi ô vuông như vậy có thể được mã hóa với một bộ mã độc đáo gồm 3 từ.