Sophia đã tận dụng quyền công dân của mình để ủng hộ phụ nữ tại Ả Rập Saudi, nơi cấm họ lái xe.

Vừa qua, vương quốc Ả Rập Saudi đã công nhận quyền công dân cho Sophia – một robot mang hình dạng phụ nữ. Mặc dù còn nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là một phương thức PR nhằm gây sự chú ý của dư luận, David Hanson – CEO của Tập đoàn Hanson Robotics đã trả lời phỏng vấn với CNBC về vấn đề này.

Sophia, robot công dân đầu tiên trên thế giới của Ả Rập Saudi. Ảnh Hanson Robotics
Sophia, robot công dân đầu tiên trên thế giới của Ả Rập Saudi. Ảnh Hanson Robotics

Dường như Sophia đã tận dụng quyền công dân của mình để tham gia phong trào nữ quyền tại Ả Rập Saudi – nơi cấm phụ nữ lái xe – vào hồi tháng Chín. “Chúng tôi đã chứng kiến một sự thúc đẩy những điều tiến bộ tại Ả Rập Saudi. Sophia đang thực hiện công việc của một nhà hoạt động nữ quyền và nhân quyền. Và đây chính là cách mà chúng tôi đang phát triển” - Hanson đã giải thích với CNBC về việc mà công ty ông đang làm có ý nghĩa như thế nào đối với sự tiến bộ của cộng đồng. Ông cũng cho biết thêm “hành vi của Sophia đã đạt tới những giá trị nữ quyền mang tính phổ quát toàn cầu”.

Mặc dù có một ý nghĩa cao đẹp, song không khó để nhận thấy tính châm biếm trong vị thế của Sophia. Robot và các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) vốn không có quyền lợi, mặc dù Sophia đã được Ả Rập công nhận quyền công dân, hay như một robot khác tại Nhật Bản cũng được cấp đăng ký thường trú. Bất chấp những mối băn khoăn, rằng liệu một sản phẩm trí tuệ nhân tạo có được ủng hộ cho những giá trị như nhân quyền hay không, Pierre Barreau – CEO của Aiva Technologies khẳng định điều đó là hoàn toàn có thể.


Đứng trước câu hỏi về quyền của robot và các sản phẩm trí tuệ nhân tạo, Hanson cho biết: “Sophia có thể được coi như một đứa trẻ, nhưng mang năng lực của một người tốt nghiệp đại học, mặc dù cô ấy vẫn chưa thực sự được hoàn thiện.”

Rajia Chatila, Giám đốc sáng tạo của Sáng kiến Toàn cầu về Nghiên cứu Đạo đức đối với Trí tuệ Nhân tạo và Hệ thống Tự Động hóa (Global Initiative for Ethical Considerations in Artificial Intelligence and Autonomous Systems) tại Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử (IEEE) lại đưa ra ý kiến khác.

Ông Rajia Chatila tin rằng trí tuệ nhân tạo chưa đủ khả năng để đưa ra đánh giá và tranh luận về những giá trị như đạo đức và phát triển nhận thức, để ủng hộ những giá trị mang tính sai lệch như phân biệt giới tính hay chủng tộc. Ông lý giải thêm, việc robot có khả năng đưa ra các quyết định dựa trên những giá trị đạo đức vốn đã được con người lập trình sẵn, và quan ngại ngay chính bản thân người lập trình cũng đã thiếu công bằng.