TS. David Krasa trước đây chưa làm việc ở vị trí nào quá ba năm nhưng khi có đứa con đầu lòng vào năm 2006, anh muốn một cuộc sống ổn định. Do đó, Krasa cho rằng, nếu muốn duy trì được một vị trí lâu dài mà vẫn được làm việc trong môi trường khoa học thì quản lý nghiên cứu là một lựa chọn hợp lý.


TS. David Krasatừng làm nghiên cứu sinh về địa vật lý của trường Đại học Ludwig Maximilian ở Munich, Đức, và làm hậu tiến sĩ tại trường Đại học Hawaii, Manoa và trường Đại học Edinburgh, Anh.


Nhà vật lý Elisabetta Vignati, người phụ trách Bộ phận Quản lý Không gian và Khí hậu của Trung tâm Nghiên cứu chung (JRC)

Vào tháng 12/2008, anh đã trở thành cán bộ của Chương trình nghiên cứu về khoa học Trái đất và vật lý chất rắn tại Hội đồng Nghiên cứu châu Âu (ERC), nơi phụ trách tài trợ cho nghiên cứu cơ bản của Liên minh châu Âu.

Bây giờ thay vì đến các phòng thí nghiệm hay đi thực địa, Krasa giám sát các quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất để ERC cấp tài trợ và tổ chức, điều hành các phiên họp hội đồng khoa học gồm các nhà đánh giá độc lập, sau đó giám sát quá trình nghiên cứu của các dự án được tài trợ. Không trực tiếp làm nghiên cứu nữa nhưng Krasa vẫn thường xuyên tương tác với các nhà khoa học. Dĩ nhiên nhiều hồ sơ đề xuất xa lạ với chuyên ngành trước đây của Krasa, vì vậy anh phải tìm hiểu nội dung và định vị ý tưởng của các dự án trong một khuôn khổ rộng hơn. Và anh tìm thấy những điểm thú vị trong công việc mới. “Tôi đang làm việc với những người xuất sắc mà chắc không bao giờ gặp nếu không làm công việc này”, ông nói.


Không dễ trở thành nhàquản lý khoa học

Tại trụ sở ở Brussels của Ủy ban châu Âu (EC), cánh tay điều hành của Liên minh châu Âu (EU), có hàng trăm cán bộ quản lý các chương trình nghiên cứu nhiều tỷ euro của EU (bao gồm ERC, hiện chiếm gần 20% tổng ngân sách nghiên cứu của EU), trong đó có nhiều người như Krasa.

Làm khoa học trong các cơ quan EU khác so với các môi trường hàn lâm hoặc công nghiệp. “Khi chúng tôi phỏng vấn các ứng cử viên, chúng tôi phải chắc chắn rằng họ hiểu về môi trường làm việc”, nhà vật lý Elisabetta Vignati, người phụ trách Bộ phận Quản lý Không gian và Khí hậu của Trung tâm Nghiên cứu chung (JRC) của EC ở Ispra, Italy cho biết. “Những người chủ yếu quan tâm đến nghiên cứu cơ bản thì nên làm việc ở một trường đại học công với các cơ quan quản lý như JRC,thì cần các nhà nghiên cứu cởi mở, nhìn vào khoa học từ góc độ chính sách”.

Một nhân viên quản lý chương trình cao cấp có thể quản lý hơn 12 hợp tác nghiên cứu lớn cùng một lúc, vì thế cần có một kiến thức tổng quát, nhà vật lý Magan nói. Phạm vi chuyên môn của ông trải rộng từ các hệ thống laser quang và sợi quang cho lĩnh vực công nghiệp đến các cảm biến y tế và chip silicon với các ứng dụng khác nhau. Dĩ nhiên ông sẽ không còn tham gia vào nghiên cứu thực tế nhưng ông thích công việc hiện tại của mình hơn bất cứ đề tài nghiên cứu nào trong phòng thí nghiệm, vốn diễn ra ngày này qua ngày khác trong một phạm vi hẹp.”

Tuy nhiên, công việc của người quản lý chương trình nghiên cứu không phải là không căng thẳng, không chỉ vì khối lượng công việc mà còn vì bị giằng xé giữa khả năng tài trợ luôn có giới hạn và số hồ sơ đề xuất tăng theo hàng năm. Ông tiếc nuối: “Chúng tôi chỉ có thể tài trợ khoảng 1 trong khoảng 10 đến 20 dự án đề xuất, vì thế tôi thất vọng vì rất nhiều ý tưởng hay không được tài trợ.”

Tác động khoa học từ góc độ chính sách

Có một đặc điểm ở các tổ chức của EU là các nhà khoa học không thể chọn chủ đề nghiên cứu. Nhưng các nghiên cứu mà họ thực hiện theo sự phân công của EU có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hàng triệu công dân của châu lục thông qua các quy tắc và quy định trong nhiều lĩnh vực của đời sống.

Ngay tại JRC, người ta thực hiện các nghiên cứu không chỉ để thỏa mãn sự tò mò hay nghiên cứu không có mục đích sử dụng cụ thể. Nó cung cấp nguồn thông tin khoa học một cách liên tục để hỗ trợ các chính sách của EU về năng lượng, sức khỏe và môi trường. Ví dụ như đơn vị của Vignati tạo ra các mô hình cho chính quyền địa phương để thiết kế các kế hoạch hành động phù hợp với các quy định về khí hậu và chất lượng không khí của EU.

Được khuyến khích công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế nhưng các nhà nghiên cứu JRC không chịu áp lực phải xuất bản nhiều như các đồng nghiệp ở các cơ quan nghiên cứu khác mà quan trọng hơn, các nghiên cứu của JRC có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách của EU với tư cách là một dịch vụ khoa học của EC và là cơ quan độc lập tư vấn khoa học cho các chính sách EU. Ví dụ, EC trong năm 2015 đã giảm mục tiêu sử dụng nhiên liệu sinh học cho vận chuyển ở EU, sau khi các nhà nghiên cứu của JRC cảnh báo rằng những tác hại gián tiếp về thay đổi sử dụng đất có thể vượt quá lợi ích đạt được từ sử dụng nhiên liệu sinh học.

Rất ít nhà nghiên cứu EC làm việc chỉ với một chủ đề trong nhiều năm. Michele Vespe, một nhà nghiên cứu di cư tại Trung tâm kiến thức JRC về Di cư và Dân số ở Ispra, đã phát triển công nghệ viễn thám để phát hiện các sự cố tràn dầu và giám sát hàng hải. Sau đó anh chuyển sang phân tích dữ liệu lớn và các nguồn dữ liệu thay thế về di cư.

Dù không cần lo lắng quá nhiều về tài trợ, các nhà khoa học thuộc các tổ chức của EU không được tự do làm những gì họ thích, và phải tuân thủ các quy trình nội bộ nghiêm ngặt về quy trình công việc, báo cáo và đảm bảo sự minh bạch trong quá trình quản lý dự án. Các nhà nghiên cứu cũng được khuyến khích khám phá những ý tưởng họ có - nhưng trước khi bắt đầu một đề tài mới, họ phải có được sự chấp thuận từ quản lý, có thể mất vài tháng. Ngoài ra các cán bộ EU phải cân nhắc cẩn thận trong lời nói, đặc biệt là khi đưa ra tuyên bố công khai, để tránh mâu thuẫn với tư duy chính trị phổ biến. Và khi xung đột nảy sinh giữa các quốc gia thành viên EC và EU, JRC có thể bị yêu cầu đưa ra các bằng chứng khoa học dưới áp lực rất lớn về thời gian. “Khi chúng tôi được yêu cầu tư vấn khẩn cấp, chúng tôi phải làm việc ngày đêm trong nhiều ngày”, Bernd Gawlik nói. Anh là kỹ sư hóa học chuyên nghiên cứu về chất thải và đất nhưng từ ngày về JRC đã chuyển sang vấn đề xử lý nước thải và quản lý chất thải chăn nuôi.

Quản lý bằng khoa học

Tại các cơ quan quản lý của EU, các nhà khoa học được giao nhiệm vụ kiểm tra một cách nghiêm ngặt độ chính xác trong các thông báo về sức khỏe và các rủi ro về môi trường của thuốc, hóa chất và thực phẩm. Ví dụ, EMA đánh giá sự an toàn của các loại thuốc đã được phê duyệt. “Vai trò của chúng tôi là đảm bảo dược phẩm an toàn, hiệu quả và chất lượng cho bệnh nhân”, Pavel Balabanov, một nhà thần kinh học người Bulgaria tham gia EMA năm 2008 sau sáu năm kinh nghiệm nghiên cứu lâm sàng. “Tôi từng thích làm việc với bệnh nhân. Nhưng ở đây, tôi có thể làm việc vì lợi ích của hàng ngàn bệnh nhân thay vì chỉ một vài người.”

Nghiên cứu định hướng chính sách đòi hỏi sự quan tâm đến các phương pháp nghiên cứu (bao gồm thống kê), kỹ năng quản lý dự án và hiểu biết vững chắc về khung pháp lý về hoạt động của cơ quan, theo Marta Hugas, nhà khoa học chính của EFSA, nơi cung cấp cho EC, Nghị viện châu Âu và các nước thành viên EU các lời khuyên trên cơ sở khoa học về các rủi ro về sức khỏe liên quan đến thực phẩm dành cho con người và động vật. Các nhà khoa học EFSA phải xử lý và truyền đạt các vấn đề chưa thể kết luận chắc chắn với cộng đồng; họ phải duy trì quan điểm dựa trên bằng chứng khoa học đối với các vấn đề gây tranh cãi như sự an toàn của cây trồng biến đổi gene, Hugas nói. Cơ quan này hiện đang có khoảng 200 nhà sinh học, nhà hóa học, nhà độc học, nhà nghiên cứu thực vật, nhà nghiên cứu dinh dưỡng và các nhà khoa học thú y được tham vấn đều đặn. Các nhà nghiên cứu này cũng thường xuyên trở thành đồng tác giả của các phân tích tổng hợp và các bài báo cùng với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của họ. EFSA có kế hoạch tuyển thêm 100 nhà khoa học trong vài năm tới. “Chúng tôi đang tìm kiếm các nhà nghiên cứu bất kỳ cấp độ nghề nghiệp nào quan tâm đến việc đánh giá rủi ro cho cộng đồng,” Hugas nói.

Một kỳ thực tập tại một cơ quan của EU làm tăng khả năng được nhận của các nhà khoa học trẻ, Hugas nhận xét. Nhà hóa học Alessia Amodio, hiện là một thực tập sinh EFSA, muốn một trải nghiệm mới sau hai năm nghiên cứu sau tiến sĩ về công nghệ nano tại Đại học Tor Vegata ở Rome và Đại học Melbourne ở Úc. Cô thích làm nhiều công việc khác nhau trong phạm vi khoa họcnhưng chưa quyết định liệu thích thích quản lý chương trình khoa học hay nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hơn. Cô hy vọng rằng kinh nghiệm của cô trong cả hai lĩnh vực sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho bất kỳ con đường nào mà mình lựa chọn sau này. Có một điều chắc chắn là “tôi đã trải qua nhiều thử thách và học được nhiều điều mới mẻ, vì vậy tôi không sợ hãi trước những gì có thể tới,” cô nói.

Không phải nhà nghiên cứu nào cũng có thể chuyển đổi lĩnh vực hoạt động. Để vào vị trí các cán bộ và nhà nghiên cứu của EC, họ phải đáp ứng tiêu chuẩn: có quốc tịch thuộc một quốc gia trong khối EU. Tuy nhiên, các học bổng sau tiến sĩ tại JRC tạo cơ hội cho công dân của 16 quốc gia không thuộc EU, bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraina với tiêu chuẩn khá linh hoạt, có điều người đăng ký từ các quốc gia khác phải nộp đơn xin chấp thuận đặc biệt do nằm ngoài nhóm này. Tương lai của các ứng viên người Anh cho các công việc của EU phụ thuộc vào các cuộc đàm phán sau Brexit. Các cán bộ và nhân viên người Anh đang làm việc với EU - kể cả các nhà nghiên cứu, có quyền yêu cầu ngoại lệ trong việc cấp quốc tịch EU để tiếp tục làm việc. EC đã hứa sẽ cấp ngoại lệ một cách hào phóng và minh bạch.