Trong “trại huấn luyện” khởi nghiệp của Viet Challenge vừa diễn ra tại Boston, Mỹ, có một điểm lưu ý quan trọng mà nhiều startup Việt Nam thường… quên mất: Chiến lược thoái vốn, của nhà sáng lập, nhà đầu tư và cả những nhân viên đầu tiên. KH&PT tổng hợp lại những lời khuyên liên quan đến “lối ra” quan trọng này.
Ở giai đoạn hạt giống, khi những nhà startup đề cập về chiến lược “Exit” thì có vẻ hơi sớm, thậm chí bị coi là tự phụ. Tuy nhiên, chủ đề này luôn nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư mạo hiểm lẫn các nhà đầu tư khác. Vì vậy, điều quan trọng của những nhà startup song song với việc phát triển sản phẩm kinh doanh hiện có, là việc lập ra một chiến lược “Exit” thật hay ngay cả khi chiến lược đó có thể thay đổi khác đi trong tương lai.
Nói về điều này, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng các nhà đầu tư đang cho bạn một số vốn để thực hiện khoản đầu tư gấp 10, 20 lần thậm chí 100 lần. Nên chuyện họ đòi một chiến lược “Exit” khả dĩ là một điều dễ hiểu. Và cũng vì lẽ đó, sẽ thật buồn cười khi một nhà sáng lập nói với nhà đầu tư mạo hiểm rằng họ chỉ muốn giữ công ty ở mức độ cá nhân. Tuy nhiên, cũng không hẳn là thông minh khi bạn sớm công bố với một nhà đầu tư rằng bạn dự định sẽ IPO nó ngay lập tức ngay khi sản phẩm được thị trường đón nhận (viết tắt theo tiếng Anh: Initial Public Offering: Phát hành công khai lần đầu: là việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng). Mà thay vào đó, các startup nên dùng nó như một giải pháp để cho các nhà đầu tư thấy bạn có khả năng nhìn từ nhiều góc độ khác nhau về sự phát triển của công ty mình.
Định nghĩa về chiến lược “Exit” từ Investopedia: là phương pháp mà một nhà đầu tư mạo hiểm hoặc chủ doanh nghiệp dự định thoát ra khỏi một khoản đầu tư mà họ đã thực hiện trong quá khứ. Nói cách khác, chiến lược rút lui là một cách đầu tư vào quỹ đầu tư trực tuyến.
Các nhà đầu tư đôi lúc hỏi về chiến lược “Exit” như là một cách để đánh giá khả năng điều phối của bạn với tư cách là người sáng lập. Và nhiều khi họ cũng không xem xét nghiêm túc việc lập kế hoạch cho một lối thoát ngay lập tức. Nhưng tại sao các nhà đầu tư thường hỏi về chiến lược rút lui?
• Họ muốn đánh giá mức độ cam kết của bạn để xây dựng doanh nghiệp và hiện thực hóa mô hình kinh doanh của mình ở một tầm nhìn lớn, toàn diện.
• Họ muốn hiểu mức độ linh hoạt của bạn và khả năng giải quyết các tình huống khác nhau khi nghĩ về những rủi ro cũng như tiềm năng phát triển.
• Họ muốn biết liệu bạn có nghĩ về nhiều kịch bản “Exit” khác nhau không. Từ đó có thể đánh giá được khả năng linh hoạt cũng như nắm bắt được bối cảnh kinh doanh về mô hình kinh doanh mà bạn đang hoạt động.
Sau đây là những chiến lược “Exit” phổ biến nhất:
• Mua bán và sáp nhập (Merger and Acquisition): Khởi nghiệp bán công ty và thu về một số lượng tiền mặt đủ lớn. Việc mua bán có thể là toàn bộ doanh nghiệp hoặc từng phần, từ sản phẩm, sỡ hữu trí tuệ, hay nhân sự…
• Đưa công ty lên sàn chứng khoán (IPO): lúc này tất cả mọi người đều có thể trở thành nhà đầu tư cho doanh nghiệp bằng cách mua cổ phiếu mà công ty bán ra. Lúc này, công ty tư nhân sẽ trở thành công ty đại chúng, và không còn được coi là startup nữa.
Tiếp theo đây sẽ là một số gợi ý để các nhà sáng lập giai đoạn đầu xem xét khi thảo luận về chiến lược rút lui với các nhà đầu tư:
1. Đừng nói với các nhà đầu tư rằng bạn có kế hoạch nhất định về việc được mua lại bởi một tập đoàn lớn. Trong thực tế, “Exit” là một kết quả, không phải là một chiến lược. Thông thường, việc mua lại bởi các tập đoàn lớn là vấn đề may mắn và thời gian, chứ không phải là kết quả của kế hoạch cẩn thận từ phía người sáng lập. Lấy Google làm ví dụ. Các công ty như Google đang thực hiện việc mua lại khi họ cần lấp đầy lỗ hổng quan trọng trong công nghệ và nhìn thấy cơ hội (tức là một công ty khởi nghiệp) lấp đầy khoảng trống đó và có khả năng mở rộng nhanh chóng các tài nguyên mà một công ty như Google có thể cung cấp. Nếu Google đã thực hiện các giao dịch mua lại để đáp ứng các nhu cầu quan trọng, điều đó có thể cho thấy rằng nó ít có khả năng hơn là có khả năng thực hiện lại trong tương lai. Khoảng năm 2012, Google đã thực hiện một số lượng lớn các vụ mua lại của các công ty nhỏ hơn, nhưng nhiều năm sau đó, các công ty đó đã bị đóng cửa hoặc tốc độ mua lại giảm xuống. Các nhà đầu tư nhận ra rằng việc mua lại phụ thuộc vào thị trường, do đó việc cung cấp các so sánh thường chỉ được đem ra làm một ví dụ nhỏ trong cuộc trò chuyện về chiến lược “Exit”.
2. Đừng lồng quá nhiều chiến lược “Exit” vào những cuộc thảo luận kinh doanh. Một số nhà đầu tư sẽ tỏ ra khó chịu khi những người sáng lập thường xuyên nói về chiến lược rút lui vì nó ngụ ý rằng người sáng lập biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Trong tình huống này, việc duy nhất và bạn cần làm là tập trung vào việc hoàn thiện và phát triển mô hình khởi nghiệp, kinh doanh của bạn và giữ chiến lược thoát hiểm như là một trong những phần kèm theo trong trường hợp câu hỏi được đưa ra.
3. Ngay cả khi bạn thảo luận về các chiến lược rút lui với một nhà đầu tư mạo hiểm, nó vẫn luôn thể hiện sự nhiệt tình của bạn về việc xây dựng một công ty với quy mô lớn và thuyết phục nhà đầu tư rằng bạn đang có một nguồn động lực dồi dào để phát triển nó. Một số startup truyền tải thông điệp rằng họ đang xây dựng công ty để được “Exit” nhanh chóng là một điều hết sức rủi ro.
4. Tránh bàn luận với các nhóm phát triển về vấn đề này. Chủ đề này sẽ được đưa ra bàn luận chỉ khi bạn đang tích cực tìm cách thoát ra. Hoặc nếu bạn nói với các nhà đầu tư tiềm năng rằng bạn đang bàn luận vấn đề này với nhóm phát triển. Họ sẽ tự hỏi tại sao bạn lại không tập trung vào việc xây dựng sản phẩm của mình mà lại tính toán quá nhiều cho việc “Exit”. Phải chăng bạn đang không nghiêm túc với chuyện kinh doanh của mình?
Nói tóm lại, khi bàn về chiến lược “Exit”, bạn chỉ nên nói đủ để các nhà đầu tư mạo hiểm hiểu rằng bạn là một người linh hoạt và hiểu được động lực thị trường của ngành. Và cũng đừng khiến các nhà đầu tư phải e dè khi bạn luôn tính đến chuyện bán công ty ở giai đoạn quá sớm. Vì thông thường, các nhà đầu tư bị cuốn hút bởi nguồn năng lượng cũng như con người ở mô hình kinh doanh của bạn chứ không chỉ vì khoản đầu tư về vốn. Và ý tưởng của bạn sẽ không chỉ kiếm được nhiều tiền, mà là rất nhiều tiền nếu như bạn có một sự nghiêm túc, tận tụy và hết mình vì nó.