Hoa dã quỳ là loại cây dại phân bổ rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới, chẳng hạn như Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi. Loài hoa này còn gắn liền với sự tích cảm động về tình yêu đôi lứa.

Hoa dã quỳ (cúc quỳ) có tên khoa học là Tithonia diversifolia. Đây là loài thực vật trong họ cúc (Asteraceae).
Hoa dã quỳ (cúc quỳ) có tên khoa học là Tithonia diversifolia. Đây là loài thực vật trong họ cúc (Asteraceae).


Hiện nay loại hoa này phân bổ rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới, chẳng hạn như Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi. Phụ thuộc vào khu vực, nó có thể là cây một năm hay cây lâu năm, dạng cây bụi cao tới 2 - 3m với thân cây mọc thẳng và đôi khi hóa gỗ. Hoa màu vàng cam.
Hiện nay loại hoa này phân bổ rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới, chẳng hạn như Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi. Phụ thuộc vào khu vực, nó có thể là cây một năm hay cây lâu năm, dạng cây bụi cao tới 2 - 3m với thân cây mọc thẳng và đôi khi hóa gỗ. Hoa màu vàng cam.


Ở một giai đoạn nào đó, dã quỳ là cây bản địa của khu vực Trung Mỹ hoặc Mexico, vì thế mà có tên gọi hướng dương Mexico.
Ở một giai đoạn nào đó, dã quỳ là cây bản địa của khu vực Trung Mỹ hoặc Mexico, vì thế mà có tên gọi hướng dương Mexico.

Ở Việt Nam, dã quỳ thường ra hoa vào mùa Đông. Loài cây này có thể coi như là một loài cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô, khi hoa dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến rất gần.
Ở Việt Nam, dã quỳ thường ra hoa vào mùa Đông. Loài cây này có thể coi như là một loài cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô, khi hoa dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến rất gần.

Tại Việt Nam, dã quỳ đã được người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng. Nó được trồng khi đó để làm phân xanh cho các vườn cà phê, cao su. Thân dã quỳ chứa nhiều chất P, Ca, Mg nên làm phân hữu cơ khá tốt. Nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ trồng nhờ giâm cành nên loài cây này dần dà chiếm lĩnh các nơi hoang dại ở khắp Tây nguyên.
Tại Việt Nam, dã quỳ đã được người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng. Nó được trồng khi đó để làm phân xanh cho các vườn cà phê, cao su. Thân dã quỳ chứa nhiều chất P, Ca, Mg nên làm phân hữu cơ khá tốt. Nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ trồng nhờ giâm cành nên loài cây này dần dà chiếm lĩnh các nơi hoang dại ở khắp Tây nguyên.

Lá của cây này còn sử dụng trong bài thuốc dân gian để chữa bệnh ghẻ.
Lá của cây này còn sử dụng trong bài thuốc dân gian để chữa bệnh ghẻ.

Hoa Dã quỳ gắn với một câu chuyện truyền thuyết cảm động về tình yêu đôi lứa. Chuyện kể rằng, từ xa xưa có một bộ tộc Lasiêng sinh sống ở vùng Tây nguyên xa xôi.
Hoa Dã quỳ gắn với một câu chuyện truyền thuyết cảm động về tình yêu đôi lứa. Chuyện kể rằng, từ xa xưa có một bộ tộc Lasiêng sinh sống ở vùng Tây nguyên xa xôi.

Trong bộ tộc có nàng H’Linh xinh đẹp yêu tha thiết chàng K’Lang. Ngày ngày K’Lang vào rừng săn bắn, hái lượm, còn H’Linh ở nhà se sợi dệt tấm chăn kiệu chồng (theo tục lệ của bộ tộc thì con gái trước khi lấy chồng phải dệt một tấm chăn thật đẹp để mang về nhà chồng), tối về họ lại quây quần đốt lửa và múa hát cùng dân làng.
Trong bộ tộc có nàng H’Linh xinh đẹp yêu tha thiết chàng K’Lang. Ngày ngày K’Lang vào rừng săn bắn, hái lượm, còn H’Linh ở nhà se sợi dệt tấm chăn kiệu chồng (theo tục lệ của bộ tộc thì con gái trước khi lấy chồng phải dệt một tấm chăn thật đẹp để mang về nhà chồng), tối về họ lại quây quần đốt lửa và múa hát cùng dân làng.

Cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của họ cứ thế trôi qua và chờ đến ngày trở thành chồng vợ. Nhưng tình yêu giữa hai người lại không được suôn sẻ như mong đợi, bởi trong bộ tộc có chàng LaRihn là con trai của người tộc trưởng cũng ngày đêm thương trộm, nhớ thầm H’Linh, nhưng không được nàng đáp lại. LaRihn rất hờn ghen.
Cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của họ cứ thế trôi qua và chờ đến ngày trở thành chồng vợ. Nhưng tình yêu giữa hai người lại không được suôn sẻ như mong đợi, bởi trong bộ tộc có chàng LaRihn là con trai của người tộc trưởng cũng ngày đêm thương trộm, nhớ thầm H’Linh, nhưng không được nàng đáp lại. LaRihn rất hờn ghen.

Cho đến một ngày K’Lang vào rừng như thường lệ, nhưng đến tối không thấy về. H’Linh chờ đợi một ngày, hai ngày rồi ba ngày vẫn không thấy K’Lang trở về làng. Nghĩ có chuyện chẳng lành, nàng vào rừng tìm K’Lang. H’Linh đi mãi qua mười mấy con suối, mười mấy cánh rừng mà vẫn không tìm thấy người yêu, quá mệt, nàng ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ say nàng mơ thấy K’lang gọi và bảo nàng hãy đi thêm một con suối nữa sẽ gặp chàng ở đó. Nàng giật mình tỉnh dậy nhớ lại giấc mơ và đi tiếp, quả nhiên đi đến cuối nguồn nàng nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng đau xót, K’Lang đang bị những người của bộ tộc Lasiêng trói chặt và dùng những mũi tên, những ngọn giáo đâm vào da thịt. Nàng chạy tới ôm lấy chàng mặc cho nguy hiểm nàng vẫn quyết bảo vệ người yêu.
Cho đến một ngày K’Lang vào rừng như thường lệ, nhưng đến tối không thấy về. H’Linh chờ đợi một ngày, hai ngày rồi ba ngày vẫn không thấy K’Lang trở về làng. Nghĩ có chuyện chẳng lành, nàng vào rừng tìm K’Lang. H’Linh đi mãi qua mười mấy con suối, mười mấy cánh rừng mà vẫn không tìm thấy người yêu, quá mệt, nàng ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ say nàng mơ thấy K’lang gọi và bảo nàng hãy đi thêm một con suối nữa sẽ gặp chàng ở đó. Nàng giật mình tỉnh dậy nhớ lại giấc mơ và đi tiếp, quả nhiên đi đến cuối nguồn nàng nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng đau xót, K’Lang đang bị những người của bộ tộc Lasiêng trói chặt và dùng những mũi tên, những ngọn giáo đâm vào da thịt. Nàng chạy tới ôm lấy chàng mặc cho nguy hiểm nàng vẫn quyết bảo vệ người yêu.

Vì quá hờn ghen với tình yêu của H’Linh dành cho K’Lang; LaRihn - con trai tộc trưởng Lasiêng đã buông lơi mũi tên hận tình, hắn không ngờ rằng chính mũi tên nghiệt ngã ấy lại bắn trúng nàng - người con gái mà hắn đã ngày đêm thầm thương trộm nhớ. H’Linh chết cùng K’Lang trong tư thế quỳ và ôm lấy chàng không rời.
Vì quá hờn ghen với tình yêu của H’Linh dành cho K’Lang; LaRihn - con trai tộc trưởng Lasiêng đã buông lơi mũi tên hận tình, hắn không ngờ rằng chính mũi tên nghiệt ngã ấy lại bắn trúng nàng - người con gái mà hắn đã ngày đêm thầm thương trộm nhớ. H’Linh chết cùng K’Lang trong tư thế quỳ và ôm lấy chàng không rời.

Về sau, tại nơi H’Linh chết đã mọc lên một loài hoa dại có màu vàng rực rỡ tràn đầy sức sống mãnh liệt thể hiện cho một tình yêu chung thủy, người đời đã đặt cho một cái tên là lạ và mỹ miều đó là hoa “Dã quỳ”. Người xưa cũng giải thích rằng “Dã” có nghĩa là hoang dã; “Quỳ” có nghĩa là quỳ gục xuống.
Về sau, tại nơi H’Linh chết đã mọc lên một loài hoa dại có màu vàng rực rỡ tràn đầy sức sống mãnh liệt thể hiện cho một tình yêu chung thủy, người đời đã đặt cho một cái tên là lạ và mỹ miều đó là hoa “Dã quỳ”. Người xưa cũng giải thích rằng “Dã” có nghĩa là hoang dã; “Quỳ” có nghĩa là quỳ gục xuống.