Loài ốc anh vũ quý hiếm nhất thế giới có tên khoa học là Allonautilus scrobiculatus xuất hiện gây chấn động giới khoa học.
Ốc anh vũ Allonautilus scrobiculatus là một loài ốc anh vũ thuộc chi
Allonautilus, có họ hàng với mực. Chúng hiếm đến nỗi 31 năm qua các nhà khoa học tưởng như chúng đã
mất tích trên trái đất thì chúng bất ngờ xuất hiện. Được cho là một trong những loài động vật quý
hiếm nhất thế giới, sự xuất hiện của loài ốc anh vũ quý hiếm nhất thế giới gây
chấn động.
Con ốc anh vũ Allonautilus scrobiculatus (bên dưới) được nhà
sinh vật học Peter Ward thuộc Đại học Washington, Mỹ và các cộng sự của ông phát hiện lần đầu tiên
vào năm 1984 ở ngoài khơi Papua New Guinea.
Kể từ đó đến nay, các nhà khoa học chưa một lần nào tìm thấy loài ốc quý hiếm này. Dường như có duyên với loài động
vật cực quý hiếm, mới đây, khi quay lại Papua New Guinea làm việc, nhà sinh vật học Peter Ward lại
tiếp tục tìm thấy một con ốc anh vũ Allonautilus scrobiculatus.
Phát hiện gây chấn động giới sinh vật học này khiến giới khoa học xôn
xao không ngừng. Các nhà khoa học cũng nhận định ốc Allonautilus scrobiculatus đã từng tồn tại trên
thế giới cách đây 500 triệu năm và cho đến nay mới chỉ được nhìn thấy 2 lần. Chính vì thế chúng
được coi là một trong những động vật quý hiếm nhất thế giới.
Để có thể tìm thấy ốc anh vũ Allonautilus scrobiculatus, từ năm 2011
Peter và các cộng sự đã dùng cá và thịt gà gắn lên đầu một cây gậy và thả xuống biển ở độ sâu 150
đến 400 mét mỗi ngày.
Cuối cùng, nhờ sự kiên trì, nhẫn nại phi thường, Peter và các cộng sự
của ông đã thành công dụ dỗ được một con ốc anh vũ cực hiếm Allonautilus scrobiculatus xuất hiện.
Sau khi lấy mẫu mô, vỏ, và chất nhầy, các nhà khoa học đã gắn thiết bị theo dõi lên lưng của nó và
thả nó về tự nhiên.
Ốc anh vũ Allonautilus scrobiculatus có lớp vỏ dày, có lông bao phủ và
một lớp chất nhầy trên vỏ. Giống như các loài ốc anh vũ khác, chúng sinh sống ở dưới đáy biển sâu,
di chuyển bằng xúc tu. Khi kiếm ăn nổi lên phía trên nhưng quay lại đáy biển rất nhanh, chúng cũng
rất hiếm khi quay lại khu vực mặt biển mà mình đã nổi nên các nhà khoa học rất khó khăn để tìm thấy
chúng.
Theo Kiến thức