Trang chủ Search

Bắc-kỳ - 34 kết quả

Tiểu luận về nghệ thuật An Nam: Một cuốn sách không trau chuốt nhưng phong phú sự thật

Tiểu luận về nghệ thuật An Nam: Một cuốn sách không trau chuốt nhưng phong phú sự thật

Cuốn sách tập hợp các bài nói chuyện của Louis Bezacier với cử tọa Hà Nội tại bảy cuộc hội thảo ở bảo tàng Louis Finot, nay là bảo tàng Lịch sử Quốc gia, cách đây gần 90 năm. Tham vọng của tác giả là nghiên cứu nguồn gốc và sự phát triển của nền nghệ thuật An Nam cũng như khai thông những ảnh hưởng, không chỉ từ Trung Hoa, mà nó tiếp nhận.
Cột mốc khoa học Việt Nam hiện đại

Cột mốc khoa học Việt Nam hiện đại

Cột mốc nào đánh dấu sự xuất hiện của khoa học hiện đại ở Việt Nam? Trong lịch sử, không phải bao giờ cũng dễ dàng có được câu trả lời, nhất là đôi khi có vô số sự kiện xảy ra cùng lúc hoặc quá phức tạp để bóc tách đã làm mờ nhòe đi độ phân giải cần thiết của vấn đề
Việc hiếu của người An Nam từ góc nhìn của một học giả Pháp

Việc hiếu của người An Nam từ góc nhìn của một học giả Pháp

Tang lễ của người An Nam của Gustave Dumoutier (1850-1904) có ý nghĩa như một khung hình hiếm hoi giúp độc giả Việt Nam hiện đại bắt được chân dung của tang lễ truyền thống vào buổi giao thời, trước khi những kiến thức tâm linh được thực hành và trân trọng trong hàng trăm năm dần biến mất.
Đề Thám, thời kỳ huy hoàng

Đề Thám, thời kỳ huy hoàng

Những người Pháp, bao gồm quan chức, sĩ quan, binh lính và các ký giả, có lẽ không thể hình dung được họ sẽ phải đối đầu với một “cáo già” Đề Thám thoắt ẩn thoắt hiện trong núi rừng Yên Thế kỳ tài đến vậy.
Tứ trấn Thăng Long - Hà Nội

Tứ trấn Thăng Long - Hà Nội

Trong công trình của Nguyễn Doãn Minh, các tư liệu thành văn trong vòng bảy thế kỷ - từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XX - về cụm di tích Tứ trấn Thăng Long được tổng hợp và hệ thống một cách đầy đủ nhất cho tới nay.
Trò chơi: Một vỉa tầng tính cách của người Việt

Trò chơi: Một vỉa tầng tính cách của người Việt

Không chỉ biết rõ hơn về các trò chơi, cuốn sách của Ngô Quý Sơn còn giúp độc giả hôm nay phần nào nhận ra trạng thái, điều kiện kinh tế-xã hội, và nhất là, một số tính cách người, tính cách văn hóa của Việt Nam trong quá khứ.
Vài nét lịch sử ngành đào tạo phiên dịch ở Việt Nam

Vài nét lịch sử ngành đào tạo phiên dịch ở Việt Nam

Thông ngôn, thông dịch viên, hay phiên dịch – đều chỉ những người chuyển ý tứ từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhằm tạo sự thông hiểu để hợp tác. Hoạt động này có lẽ có từ thời thượng cổ, từ khi có sự giao lưu giữa các bộ tộc không nói một thứ tiếng. Nó đã được ghi lại cách nay hơn ba nghìn năm.
"Bách khoa thư" về Nam kỳ thế kỷ 19 của bác sĩ người Pháp J. C. Baurac

"Bách khoa thư" về Nam kỳ thế kỷ 19 của bác sĩ người Pháp J. C. Baurac

Trong ít nhất 8 năm gần như liên tục sống ở Nam kỳ, bác sĩ J. C. Baurac đã quan sát, ghi chép và lần lượt cho ra mắt hai tập sách vào năm 1894 và 1899, nhằm bổ sung thông tin về sự hình thành lịch sử, vị trí địa lý, dân cư, đường sá, kênh đào, phân cấp hành chính, thương mại, kỹ nghệ, v.v. của vùng đất này.
Áo dài Lemur hay cuộc cách mạng về thẩm mĩ

Áo dài Lemur hay cuộc cách mạng về thẩm mĩ

Vượt lên ý nghĩa thuần túy là bộ trang phục dành cho phụ nữ, áo dài Lemur còn là cuộc cách mạng về thẩm mĩ, một nỗ lực tìm kiếm, định hình giá trị thuần Việt và nhờ thế, tạo nên cơ hội lí tưởng để nữ giới khẳng định vị thế, tiếng nói của mình trong bối cảnh xã hội đang từng bước hiện đại hóa.
Như chưa hề xa lạ: Sự trở lại của dòng sách Đông Dương

Như chưa hề xa lạ: Sự trở lại của dòng sách Đông Dương

Vài năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2020, một số sách khảo cứu về An Nam và Đông Dương của các lữ khách, kí giả, học giả, nhà nghiên cứu Pháp cuối thế kỉ XIX đầu XX đã được dịch ra tiếng Việt, tái bản và được công chúng nồng nhiệt đón nhận.