Lúa nàng Nhen thơm Bảy Núi có màu vàng sậm đến vàng có khía nâu, hạt lúa nhỏ, cứng, không bắt mắt. Mỗi bông lúa có khoảng 121-133 hạt và có mỏ hạt màu tím, rất ít gié thứ cấp.

Năm 1985, giống lúa Nàng Nhen Thơm Bảy Núi được tỉnh An Giang đưa vào các đợt điều tra nghiên cứu, tuyển chọn và phục tráng giống cho đến nay. Ngoài ra, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long cũng tiến hành phục tráng giống và bảo tồn gen giống lúa nổi tiếng này.

Gạo Nàng Nhen Thơm là một sản phẩm gắn liền từ hàng trăm nay nay với người dân Khmer vùng Bảy Núi, là lương thực chính của người dân, được người dân gìn giữ như báu vật.

Theo thời gian, hương thơm nhẹ và vị ngọt dịu của gạo Nàng Nhen Thơm Bảy núi đã từng bước được người dân biết đến, bắt đầu từ những du khách đến tham gia các lễ hội, sau đó trở thành sản phẩm được thương mại chính thức trên thị trường, gắn liền với từ Bẩy Núi. Ngày nay, gạo nàng Nhen thơm Bẩy núi đã trở thành một đặc sản của vùng đất này.

Hạt lúa nàng Nhen có màu từ vàng sậm đến vàng có khía nâu, hạt lúa nhỏ, cứng, không bắt mắt. So với các giống lúa khác thu hoạch cùng thời điểm, lúa Nàng Nhen Thơm Bảy Núi ít bị chim, chuột phá hoại, vì đây là giống lúa bản địa có mùi thơm trên thân lá, giúp kháng sâu bệnh hại, nông dân đỡ vất vả trong khâu thu hoạch và bảo quản.

Đặc tính hình thái của lúa nàng Nhen thơm.
Đặc tính hình thái của lúa nàng Nhen thơm.

Với đặc tính mang mã gen của cả hai loài Indica và Japonica, với phương pháp canh tác trên đất ruộng trên (ruộng bậc thềm cao)- là loại đất không bị ngập úng vào mùa mưa lũ, đất được cày bừa kỹ, dùng nước mưa trời và phân bò để bón chỉ có ở Bảy Núi, tất cả đã tạo nên một gạo Nàng Nhen Thơm Bảy Núi nổi tiếng, được người dân Khmer trong vùng ưa chuộng và gìn giữ như báu vật.

Lúa Nàng nhen chịu hạn tốt, ít bị sâu bệnh, không cần phải sử dụng nhiều phân vô cơ, sử dụng phân bò là chính, phát triển tốt dựa vào nguồn nước mưa tự nhiên.

Vào mùa thu hoạch, lúa Nàng Nhen Thơm Bảy Núi nằm rạp trên mặt ruộng (ngã đổ ở cấp cao nhất – cấp 7) song điểm đặc biệt là loại lúa này rất ít rụng hạt (1-5%), vì vậy, khi thu hoạch, hao hụt do thóc rơi vãi không đáng kể.