Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc. Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất.

Quế Văn Yên chủ yếu là loài Cinnamomum Cassia Blume, có đặc điểm thực vật giống quế Trung Quốc. Văn Yên hiện có trồng ba loài quế theo phân loại của người dân là quế lá to, quế lá thường và quế lá nhỏ, trong đó loài quế lá nhỏ cho chất lượng và hàm lượng tinh dầu cao nhất, tiếp đến là quế lá thường, còn loài quế lá to được gọi với tên khác là “quế cát” có hàm lượng tinh dầu thấp, phần gỗ trong vỏ thân chiếm tỷ lệ cao.

Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc. Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 - 5%. Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70 - 90%.

Thân cây quế Văn Yên. Ảnh: Lifegreen.
Thân cây quế Văn Yên. Ảnh: Lifegreen.

Lá quế có hình bầu dục, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh đậm, thuộc loại lá đơn có 3 gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song. Kích thước lá phổ biến có chiều dài 22,5cm và chiều rộng 7,3cm.

Thân quế có dạng thẳng đứng, nhẵn, có màu sáng, có ít mấu mắt trên thân, đường kính thân ở chiều cao 1,3m phổ biến khoảng 27,0cm, chiều cao dưới cành phổ biến khoảng 7,6 m, chiều cao vút ngọn phổ biến khoảng 15,9 m.

Vỏ quế khá nhẵn, nhiều các nốt sần nhỏ, bên ngoài có màu xám xanh, có các vết loang địa y màu xám sáng, bên trong lòng vỏ quế có màu vàng nhạt đến vàng sậm. Lớp trong cùng của vỏ quế là lớp chứa nước và tinh dầu, ở giữa là lớp sạn và ngoài cùng là lớp gỗ. Khi bóc vỏ có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu, khi nhấm có cảm giác rất cay đầu lưỡi sau đó có vị ngọt.