Dự án sản xuất điện bằng năng lượng mặt trời có công suất khoảng 40MW, với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.200 tỷ đồng tại Hậu Giang sắp được xây dựng; phát hiện một cây nấm trứng có chu vi 1,5 mét, nặng 10,6 kg ở Scotland là những thông tin KH&CN đáng chú ý chiều 24/10.

Xây nhà máy điện mặt trời hơn nghìn tỷ đồng tại Hậu Giang

Ngày 24/10, tại Hậu Giang, lãnh đạo Công ty TNHH phát triển quốc tế Jinko Solar có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang để xúc tiến đầu tư xây dựng nhà máy điện bằng năng lượng mặt trời. Dự án sản xuất điện bằng năng lượng mặt trời có công suất thiết kế khoảng 40MW, với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.200 tỷ đồng. Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 50ha, gồm hệ thống nhà máy điện mặt trời kiên cố với các tấm pin thu năng lượng mặt trời. Nếu Dự án nhà máy năng lượng mặt trời Jinko Solar Việt Nam - Hậu Giang được đầu tư xây dựng sẽ là dự án nhà máy điện bằng năng lượng mặt trời thứ hai được đầu tư hơn nghìn tỷ đồng xây dựng tại Hậu Giang. (XEM THÊM)
Lãnh đạo Công ty Jinko Solar có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang để xúc tiến đầu tư xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời . Ảnh: Duy Khương – TTXVN

Vật liệu không nung sẽ chiếm 40% nhu cầu trong năm 2020

Sáng 24/10, Ban quản lý Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” đã khai giảng khóa đào tạo kiến thức cơ bản về gạch không nung dành cho cán bộ Sở Xây dựng, doanh nghiệp tại các tỉnh, TP khu vực phía Nam. Dự kiến, trong 2 năm 2016 – 2017, chương trình sẽ tổ chức 15 khóa đào tạo trên phạm vi cả nước.

Theo tính toán, đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 30 tỷ viên gạch theo quy chuẩn. Trong đó, nhu cầu tại khu vực Đông Nam Bộ là nhiều nhất với 8,27 tỷ viên. Đây là một trong những biện pháp làm hạn chế sự ảnh hưởng đến môi trường thông qua khí thải do quá trình nung đốt tạo ra. Dự án cũng tạo ra được những sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường. (XEM THÊM)
Năm 2020, vật liệu không nung sẽ chiếm khoảng 40% sản lượng vật liệu xây dựng tại Việt Nam

Khí nhà kính của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực

Tại hội thảo “Những thành tựu của IPCC và các hành động của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu” diễn ra tại Hà Nội vào ngày 24/10, các chuyên gia về biến đổi khí hậu, cho rằng lượng khí phát thải nhà kính của Việt Nam so với thế giới tuy lớn nhưng lại thấp hơn các nước trong khu vực.

Ở Việt Nam những hành động thích ứng làm giảm nhẹ khí nhà kính gắn liền với khả năng sinh kế của người dân như: phát triển rừng ven biển, rừng ngập mặn giúp tăng khả năng lưu lượng nước, tăng sự chống chịu với thiên tai. Chủ trương nâng cao khả năng chống chịu của nông nghiệp, thủy sản… giúp giảm tiêu thụ năng lượng, hóa chất. Nuôi dưỡng, duy trì điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái tự nhiên giúp lưu giữ CO2 để không đẩy vào đại dương. (XEM THÊM)
Ảnh minh họa

Nấm trứng nặng hơn 10 kg ở Scotland

Fiona Wishart, nữ kiểm lâm viên ở hạt Falkirk, Scotland, phát hiện một cây nấm trứng có chu vi 1,5 mét, nặng 10,6 kg trong khi đi tuần gần Polmont. Nấm trứng xuất hiện trong thời gian từ cuối hè đến hết mùa thu, thường mọc ở những bụi cây và cánh đồng cỏ. Cây nấm trứng lớn nhất ở Anh có chu vi 1,62 mét, theo Vườn thực vật Hoàng gia Kew. Nấm trứng rất được người Hy Lạp và La Mã cổ đại ưa chuộng nhờ giá trị dinh dưỡng cao. (XEM THÊM)
Cây nấm trứng có trọng lượng gần 11 kg. Ảnh: Hạt Falkirk.

Airbus phát triển taxi bay cất hạ cánh thẳng đứng

Công ty Airbus của Pháp dự định phát triển một đoàn taxi bay tự động có thể cất hạ cánh thẳng đứng nhằm giảm tắc nghẽn giao thông ở các đô thị. Airbus khởi động dự án taxi bay tại Thung lũng Silicon, California, Mỹ, với mẫu máy bay tự lái một chỗ ngồi mang tên Vahana vận hành như trực thăng, CNN hôm 22/10 đưa tin.

Vahana được thiết kế để chở một hành khách hoặc kiện hàng, không cần đường băng cũng như phi công điều khiển, có thể tự phát hiện và tránh chướng ngại vật và máy bay khác. (XEM THÊM)
Mẫu taxi bay của Airbus có thể tự lái và cất hạ cánh thẳng đứng. Ảnh: Airbus.

Thần kỳ phương pháp đọc sách mà không cần mở ra

Các nhà khoa học đã nghĩ ra một cách để đọc nội dung bên trong của những quyển sách cổ mà không cần phải tách các trang giấy ra và làm hư hỏng chúng. Những bức xạ siêu ngắn này có thể tính toán chính xác chiều sâu, nhờ đó mà các nhà nghiên cứu có thể tính toán khoảng cách từ nguồn phát bức xạ tới từng trang được phân cách bởi không khí khoảng 20 micromet trong cuốn sách.

Nói cách khác, họ có thể đọc nội dung của một quyển sách mà không cần phải mở nó ra. Phương pháp này sử dụng công nghệ bức xạ terahertz. Đây là một loại ánh sáng có bước sóng nằm giữa sóng vi ba và sóng hồng ngoại được nghiên cứu và ứng dụng thực tế bởi các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Massachusett. (XEM THÊM)
Những quyển sách cổ quý giá như thế này sẽ là đối tượng phục vụ chủ yếu của công nghệ terahertz. Nguồn ảnh: ASTRID KOPP/FLICKR

Samsung vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vì sao Note7 cháy nổ

Sau hàng loạt những báo cáo về chiếc Note7 bị nổ khi sạc, Samung cuối cùng cũng đã ngưng sản xuất và thu hồi toàn bộ Note7. Tuy nhiên, mặc dù 2,5 triệu sản phẩm đã được thu hồi và thiệt hại ước tính khoảng 2,3 tỉ USD, Samsung vẫn chưa công bố nguyên nhân gì khiến thiết bị flagship của họ trở thành một thất bại lớn.

Nếu biết được chính xác lỗi, những thế hệ điện thoại tiếp theo sẽ an toàn với người dùng hơn. Hiện chiiếc điện thoại tiếp theo của Samsung, Galaxy S8, được dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm sau. (XEM THÊM)
Ảnh minh họa