Năm 2015, Việt Nam đã công bố hơn 200.000 bài báo khoa học trong nước và quốc tế; Chuyên gia an ninh mạng Malaysia cho rằng chơi Pokemon Go bằng wifi của cơ quan chính phủ có thể đe dọa an ninh quốc gia,... là những tin tức KH&CN đáng chú ý chiều 9/8.

Người Việt xem video pop out nhiều nhất châu Á

Theo nghiên cứu, người dùng Việt Nam có xu hướng xem video pop out (video nổi ngoài màn hình) nhiều hơn vào các ngày trong tuần, và dành thời gian xem dài hơn so với các nước trong khu vực Châu Á với thời lượng trung bình là 24 phút/ngày. Trong khi đó, thời gian xem video ở các nước khác như Trung Quốc là 8 phút/ngày, Indonesia là 10 phút/ngày. Một điều thú vị khác là người dân Ý, Anh, Đức dành nhiều thời gian xem video pop out trong những ngày cuối tuần trong khi các nước khác như Trung Quốc, Tây Ban Nha, Việt Nam lại có xu hướng xem vào các ngày trong tuần. (XEM THÊM)


Pháp mở đường cho việc thử nghiệm ô tô tự lái

Ô tô tự hành được xem là động thái của chính phủ Pháp cho phép các công ty thử nghiệm hệ thống tự lái/tự hành trên đường phố công cộng. Đây là một phần trong kế hoạch “Nước Pháp công nghiệp mới”. Hiện PSA Group đã có những thành công nhất định trong việc thử nghiệm các nhóm công nghệ này, trong đó có việc một chiếc xe tự đi từ Paris tới Amsterdam mà không cần có sự điều khiển của con người. (XEM THÊM)


Việt Nam có hơn 200.000 công bố khoa học trong nước và quốc tế

Theo Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, năm 2015, Việt Nam có gần 200.000 công bố trong nước và hơn 3000 công bố quốc tế. Các lĩnh vực chủ yếu là vật lý, toán học, hóa học và kỹ thuật. Số lượng công bố KH&CN trên những tạp chí KH&CN quốc tế có uy tín là một chỉ số được nhiều quốc gia sử dụng trong đánh giá năng suất KH&CN. (XEM THÊM)

Số bài báo khoa học và công nghệ công bố trong nước hằng năm

Lợn 8 chân gây xôn xao ở Mexico

Gia đình Murillo (Los Mochis, Mexico) chuyên chăn nuôi lợn đã rất sốc khi phát hiện ra một chú lợn mới sinh có 2 thân, 8 chân. Người ta cho rằng đây là kết quả của việc hai con lợn đã “dính” nhau trong bụng mẹ. Các chuyên gia sinh vật học cho rằng, nguyên nhân của các trường hợp này là do con người sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu phun vào các thực phẩm biến đổi gen làm thức ăn cho động vật. (XEM THÊM)


"Lợn nhện" có hai thân, 8 chân gây chú ý ở Mexico. Ảnh: Daily Star.

Mã độc ransomware “đốt” hàng triệu USD của các doanh nghiệp

Mã độc ransomware là loại mã độc chuyên đánh cắp dữ liệu và tống tiền doanh nghiệp chiếm đến gần 1 nửa trong năm 2015. Có khoảng 40% công ty được khảo sát bị mã độc này tấn công. Cứ 1% nạn nhân trả tiền khi bị tấn công sẽ mang lại cho tội phạm mạng khoảng 150.000 USD. Với quy mô tấn công rộng khắp, chúng có thể kiếm được hàng triệu USD mỗi năm. Trong nửa cuối năm 2015 đến nửa đầu 2016, 30% doanh nghiệp bị mã độc này tấn công đã thua lỗ và 20% đình trệ hoạt động. Nguy hiểm hơn là loại mã độc này chiếm giữ máy tính của những nhân vật cấp cao trong công ty. (XEM THÊM)


Google Maps Việt Nam thêm tính năng gọi xe Grab

Từ 9/8, người dùng Grab ở 6 nước Đông Nam Á có thể gọi taxi, xe ôm hoặc xe riêng từ bản đồ Google Maps của mình mà không cần mở ứng dụng Grab. Trước đó, Google đã tích hợp tính năng này cho Uber trên bản đồ và quyết định bổ sung thêm Grab để người dùng có thêm lựa chọn khi gọi xem. (XEM THÊM)

Cần kiểm soát Pokemon Go vì an ninh quốc gia

Ông Mohd Ridzman, Giám đốc cơ tổ chức nâng cao nhận thức Onemyr, đồng thời là nhà tư vấn công nghệ thông tin đưa ra nhận định rằng, Pokemon Go có thể đe dọa an ninh quốc gia nếu người chơi sử dụng wifi của các cơ quan chính phủ.
“Điều quan trọng nhất ở đây là không lạm dụng wifi ở cơ quan vì bất kỳ lý do cá nhân nào, bao gồm cả việc chơi Pokemon Go. Các cơ quan chức năng cần phải giám sát việc này trước khi xảy ra những điều tồi tệ." - ông Mohd nói.
Theo ông này, nếu người chơi sử dụng wifi công cộng tại các cơ quan của chính phủ, địa chỉ IP của các cơ quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tin tắc lấy được các thông tin quan trọng. (XEM THÊM)


Nhân viên chơi Pokemon Go tại công sở. (Nguồn: Bernama)

Hà Nội dùng mạng riêng để triển khai dịch vụ công trực tuyến

Theo Sở TT&TT Hà Nội đến nay, hai quận Long Biên và Nam Từ Liêm được chọn để triển khai thí điểm cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp phường cấp độ 3. 2 lĩnh vực đầu tiên áp dụng là các dịch vụ thuộc lĩnh vực tư pháp, liên thông thủ tục hành chính với Công an và Bảo hiểm xã hội. Để ngăn sự tấn công của tin tặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Hà Nội sử dụng mạng riêng không kết nối internet. Ngoài ra, các thiết bị kết nối vào hệ thống sẽ được kiểm tra đảm bảo tính năng bảo mật, virus và mã độc. (XEM THÊM)