Hôm 8/3, bà Elizabeth Warren – Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ, nổi tiếng vì quan điểm dân túy nhưng thiên tả (left-wing populism) và là đối thủ tiềm năng của ông Donald Trump trong mùa bầu cử tổng thống sắp tới – vừa công bố một bản kế hoạch đầy táo bạo: chia nhỏ những gã khổng lồ công nghệ như Amazon, Facebook và Google.

Trong một bài viết trên trang blog Medium nổi tiếng, TNS Warren nhận định: “Ngày nay, các đại gia công nghệ đang nắm quá nhiều quyền lực, bao trùm gần như toàn bộ đời sống kinh tế, xã hội và nền dân chủ của chúng ta. Trên danh nghĩa cạnh tranh, họ đang tận dụng thông tin cá nhân của chúng ta cho mục đích lợi nhuận, bên cạnh đặt ra những rào cản khó khăn cho người mới muốn gia nhập sân chơi.”

Sau cựu ngoại trưởng Hilary Clinton, TNS Elizabeth Warren (Đảng Dân chủ) đại diện cho tiểu bang Massachusetts được kỳ vọng sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Ảnh: Vox.

Sau cựu ngoại trưởng Hilary Clinton, TNS Elizabeth Warren (Đảng Dân chủ) đại diện cho tiểu bang Massachusetts được kỳ vọng sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Ảnh: Vox.

Bà tiếp tục: “Đó là lý do mà tôi cùng nhóm làm việc của mình đang suy nghĩ theo hướng kiến tạo sự thay đổi lớn về mặt cấu trúc trong lĩnh vực công nghệ, nhằm thúc đẩy hoạt động cạnh tranh bình đẳng, bao gồm cả đề xuất chia nhỏ Amazon, Facebook hay Google nếu cần thiết.

Cụ thể, Warren đã chỉ ra một số vụ mua bán, sáp nhập có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh tự do (anticompetitive mergers) và sa vào xu hướng độc quyền, chẳng hạn như Amazon thâu tóm chuỗi cung siêu thị Whole Foods and Zappos, Facebook mua lại WhatsApp và Instagram, hay Google cũng làm điều tương tự với Waze, Nest và DoubleClick. Do đó, “việc tháo gỡ những mập mờ trong các vụ hợp nhất này chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, thông qua gây áp lực khiến các đại gia công nghệ phải phản ứng kịp thời hơn trước những lo ngại của người dùng, bao gồm cả vấn đề liên quan đến quyền riêng tư của họ”, bà nhấn mạnh.

Trong quá khứ, việc chính phủ Mỹ phải tìm cách chia nhỏ các tập đoàn lớn không phải là không có tiền lệ. Như hồi thập niên 1980, sau khi bị Bộ Tư pháp kiện lên Tòa án liên bang, liên quan đến dấu hiệu độc quyền, từ American Telephone and Telegraph Company (Công ty Điện thoại và điên tín Hoa Kỳ, tiền thân của nhà mạng viễn thông AT&T) đã tách ra thành các Baby Bells (Regional Bell Operating Company) – một phần trong số đó sau lại bị Verizon sáp nhập.

Chưa hết, Warren còn ám chỉ: chính sách theo đuổi lợi nhuận của các đại gia công nghệ khổng đồ đang gây ra sự đảo lộn đối với các ý tưởng đột phá trên thị trường, bên cạnh nhấn mạnh nguy cơ từ các tác nhân như nhà nước – đang cố gắng sử dụng Facebook và nhiều nền tảng công nghệ khác để gây ảnh hưởng đến nước Mỹ, như trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Bộ tứ Google, Amazon, Facebook và Apple bị cho là đang nắm giữ quá nhiều quyền lực khi sở hữu lượng dữ liệu người dùng khổng lồ, gây ra nhiều quan ngại, nhất là liên quan đến lĩnh vực quyền riêng tư. Ảnh: University of Pennsylvania.

Bộ tứ Google, Amazon, Facebook và Apple bị cho là đang nắm giữ quá nhiều quyền lực khi sở hữu lượng dữ liệu người dùng khổng lồ, gây ra nhiều quan ngại, nhất là liên quan đến lĩnh vực quyền riêng tư. Ảnh: University of Pennsylvania.

“Chúng ta phải có nghĩa vụ giúp đỡ những người sáng tạo ra nội dung của nước Mỹ. Dù là các tờ báo địa phương, liên bang hay mang tầm ảnh hưởng quốc tế, từ diễn viên hài cho đến nhạc sĩ, … tất cả đều cần giữ lại nhiều giá trị của nội dung do họ tạo ra, thay vì nhìn chúng bị dẫn dắt bởi các ông lớn, chẳng hạn Google và Facebook”, Warren tuyên bố. Và chỉ khi ấy, “người Mỹ mới có thể đảm bảo rằng Nga hoặc bất cứ thế lực bên ngoài nào cũng không thể sử dụng Facebook và những nền tảng mạng xã hội khác để tác động đến đời sống và quyết định chính trị của chúng ta”, bà khẳng định.

Nguồn: